Sơn – Obi Home https://obi.vn Kiến tạo không gian sống cho riêng bạn Tue, 28 Mar 2023 07:22:19 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.6.2 https://obi.vn/wp-content/uploads/2019/06/cropped-favicon_nhadepso-1-32x32.png Sơn – Obi Home https://obi.vn 32 32 [Hướng dẫn] Cách pha màu sơn đúng chuẩn https://obi.vn/cach-pha-mau-son-dung-chuan/ https://obi.vn/cach-pha-mau-son-dung-chuan/#respond Fri, 17 Aug 2018 09:34:22 +0000 /?p=45588 Hiện nay có rất nhiều màu sơn có sẵn trên thị trường để đáp ứng nhu cầu của chủ nhà nhưng để có được tất cả màu sơn theo đúng sở thích của mỗi người thì các nhà sản xuất sơn không thể đáp ứng được. Chính vì vậy, để tiết kiệm chi phí cũng [...]

The post [Hướng dẫn] Cách pha màu sơn đúng chuẩn appeared first on Obi Home.

]]>
Hiện nay có rất nhiều màu sơn có sẵn trên thị trường để đáp ứng nhu cầu của chủ nhà nhưng để có được tất cả màu sơn theo đúng sở thích của mỗi người thì các nhà sản xuất sơn không thể đáp ứng được. Chính vì vậy, để tiết kiệm chi phí cũng như thể hiện được dấu ấn phong cách, cá tính của mình, nhiều chủ nhà đã chọn cách pha màu sơn từ những màu sơn cơ bản như đỏ, trắng, đen, xanh dương, vàng và xanh lá. Những màu sơn này sau khi được pha trộn theo tỷ lệ nhất định sẽ tạo nên các màu sắc khác nhau. Tuy nhiên, pha màu sơn không phải là điều dễ dàng bởi bạn khó có thể đoán trước được chính xác thành phẩm của mình ra sao trừ khi thực hiện pha chế đúng cách.

Pha màu sơn từ những màu cơ bản
Pha màu sơn từ những màu cơ bản

Nguyên tắc pha màu theo tỷ lệ 60-30-10

Khi sơn nhà, bạn cần thiết phải biết cách pha màu cơ bản với tỉ lệ chung được tuân theo nguyên tắc 60-30-10.

Nội dung cụ thể của nguyên tắc này như sau:

– Màu chủ đạo chiếm 60%: Màu chủ đạo là màu chính bạn muốn sơn cho ngôi nhà của mình. Bạn phải có màu chủ đạo chiếm 60% không gian nhà bạn. Điều này có thể dễ thấy ở trên những thiết kế như phòng khách, phòng ngủ. Màu chủ đạo thường chiếm các mảng lớn ở vách tường, trần nhà, vách…

– 30% là màu phụ họa: Tính cả các vật dụng nội thất thì trong không gian nên có thêm khoảng 30% màu sắc phụ họa. Đây là những màu thường có tone giống với màu chủ đạo nên càng tăng thêm sự tương đồng cho nhà bạn.

– Nhấn nhá thêm 10% màu sắc khác: Để không gian thêm sống động, có thể tô điểm thêm bằng những màu sắc đối lập, tương phản so với màu chủ đạo, hoặc làm nổi bật bằng những gam màu nóng mạnh.

Nguyên tắc pha màu theo tỷ lệ 60-30-10
Nguyên tắc pha màu theo tỷ lệ 60-30-10

Quy luật phối màu 60-30-10 là một quy luật phù hợp với mọi công trình, trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, trong thực tế, bạn cũng cần có sự linh hoạt khi sử dụng nó. Nên đảm bảo không có quá 3 màu trong cùng một không gian, nhất là những không gian hẹp. Nếu muốn thêm màu sắc khác thì bạn vẫn phải đảm bảo màu chủ đạo chiếm hơn 60% không gian.

Dưới đây là cách pha sơn nước với các tỉ lệ chuẩn để tạo ra màu sơn mới theo ý thích của bạn, bạn có thể tham khảo để pha màu hiệu quả hơn:

STT Màu trộn Tỷ lệ Màu mới
1 Màu đỏ + Màu vàng 1:5 Màu cam
2 Màu xanh dương + Màu vàng 1:5 Màu xanh lá
3 Màu đỏ + Màu xanh dương 5:1 Màu tím nho
4 Màu đỏ + Màu xanh dương 10:1 Màu đỏ đô
5 Màu xanh dương + Màu vàng + Màu đỏ 5:25:1 Màu rêu
6 Màu đỏ + Màu xanh dương 5:3 Màu nâu socola

Ngoài ra, để điều chỉnh cường độ của màu sơn, các bạn cần biết đến những lưu ý sau:

Làm sáng màu: Nếu bạn muốn màu sơn sáng lên hoặc màu sơn nhẹ màu hơn thì chỉ cần cho thêm màu trắng vào hỗn hợp sơn đang tạo. Để dễ dàng điều chỉnh, hãy cho màu trắng vào từ từ đến khi thu được kết quả như mong muốn nhé.

Làm tối màu: Ngược lại với cách làm màu sáng lên như trên, để màu tối hơn, bạn hãy cho thêm màu đen vào màu hỗn hợp sơn của mình. Và đừng quên cho từng chút một vào để dễ điều chỉnh.

Thay đổi độ sáng độ đậm: Cho đồng thời cả màu đen và trắng vào để làm cho màu sơn bạn đang pha xám hoặc đục đi. Chỉ cần điều chỉnh lượng màu đen và màu trắng là có thể thu được độ sáng, đậm của màu sắc tùy theo ý muốn của bản thân.

Pha màu đen: Có 2 cách chính để pha màu đen. Cách thứ nhất là bạn có thể pha 1 cặp màu bổ sung với nhau. Cách thứ 2 là pha màu đen từ 3 màu hoặc có thể nhiều hơn được xếp cách đều nhau trên biểu đồ màu, chỉ cần không cho thêm màu nào có gam trắng trong đó như màu vàng, nếu không sẽ bị xám màu chứ không được đen.

Pha màu trắng: Không thể pha ra màu trắng được. Bạn chỉ có thể mua từ các cửa hàng do các công ty sản xuất.

Hi vọng bài viết sẽ giúp cho bạn có được những gợi ý trong việc lựa chọn màu sơn phù hợp với không gian sống.

Xem thêm:

Rate this post

The post [Hướng dẫn] Cách pha màu sơn đúng chuẩn appeared first on Obi Home.

]]>
https://obi.vn/cach-pha-mau-son-dung-chuan/feed/ 0
[Cách chọn] màu sơn phù hợp với không gian sống và phong thủy https://obi.vn/mau-son-phu-hop-voi-khong-gian-song-va-phong-thuy/ https://obi.vn/mau-son-phu-hop-voi-khong-gian-song-va-phong-thuy/#respond Fri, 17 Aug 2018 09:29:44 +0000 /?p=44623 Ngoài việc nắm vững quy trình và kiến thức khi thi công sơn thì một trong những vấn đề bạn cần quan tâm khi sơn nhà đó là cách lựa chọn màu sơn phù hợp với ngôi nhà của mình nhất. Bởi vì màu sắc không chỉ tăng tính hiệu quả thẩm mỹ mà bên cạnh [...]

The post [Cách chọn] màu sơn phù hợp với không gian sống và phong thủy appeared first on Obi Home.

]]>
Ngoài việc nắm vững quy trình và kiến thức khi thi công sơn thì một trong những vấn đề bạn cần quan tâm khi sơn nhà đó là cách lựa chọn màu sơn phù hợp với ngôi nhà của mình nhất. Bởi vì màu sắc không chỉ tăng tính hiệu quả thẩm mỹ mà bên cạnh đó còn ảnh hưởng rất nhiều đến phong thủy nhà bạn…

cách chọn màu sơn

Cách chọn màu sơn giúp nới rộng không gian hơn

Nếu như căn phòng của bạn thấp, có nhiều cách để làm cho chúng trông cao hơn. Một trong những cách đó là dùng màu sơn nhạt. Những màu sơn nhạt sẽ làm không gian giãn ra và rộng rãi hơn, làm cho tinh thần thoải mái và thư giãn hơn. Một căn phòng hẹp cũng có cách để cải tạo rộng hơn nhờ những đường kẻ trên tường, tạo cảm giác không gian được nối dài thêm ra. Bạn nên sử dụng một màu nhạt và một màu mạnh hơn chút xíu nhưng cùng một tông màu, đừng dùng màu quá đậm vì nó sẽ chia nhỏ căn phòng của bạn. Trong trường hợp này, những đường kẻ sọc trải dài tạo cảm giác căn phòng rộng rãi hơn bẳng cách tạo ảo giác chiều cao của căn phòng.

Cách chọn màu sơn phù hợp với đồ nội thất trong nhà

1. Đồ gỗ nội thất bằng gỗ tự nhiên

Các bức tường màu nhẹ là màu sơn phù hợp và ăn ý nhất với đồ gỗ nội thất tự nhiên. Chúng ta cũng có thể sử dụng cùng một loạt các màu ấm áp, từ màu đất tự nhiên sang trắng hoặc be. Đây là cách kết hợp tuy có vẻ an toàn, nhưng rất cực thời thượng trong kiến trúc nội thất. Nếu bổ sung thêm đèn vàng sưởi ấm, bạn sẽ sở hữu một không gian tuyệt vời hơn nữa.

Màu sơn phù hợp với đồ gỗ nội thất bằng gỗ tự nhiên
Màu sơn phù hợp với đồ gỗ nội thất bằng gỗ tự nhiên

2. Đồ nội thất bằng thép không gỉ

Cách lựa chọn màu sắc phổ biến nhất hiện nay là kết hợp với những bức tường trắng hoặc xám. Thép không gỉ có thể kết hợp với mọi màu sắc. Sự lấp lánh của thép sẽ làm tăng hiệu ứng bóng sáng cho nhiều không gian, tuy nhiên, cũng không vì thế mà chúng ta bỏ qua sự kết hợp với các bức tường màu tối, không gian được tạo ra chắc chắn cũng độc đáo không kém.

Màu sơn phù hợp với đồ nội thất bằng thép không gỉ
Màu sơn phù hợp với đồ nội thất bằng thép không gỉ

3. Đồ gỗ trắng

Đồ nội thất tông trắng cho phép bạn kết hợp với bất kỳ màu sắc nào dù là màu ấm hay màu lạnh. Màu trắng vốn dĩ đã cung cấp ánh sáng cho căn phòng, khi kết hợp thêm với các màu sắc khác thì sẽ tạo nên một tổng thể hài hòa tối đa.

Màu sơn phù hợp với đồ gỗ trắng
Màu sơn phù hợp với đồ gỗ trắng

4. Đồ nội thất kiểu cổ điển

Đây là mẫu nội thất kiểu Shabby Chic. Đồ nội thất trong phong cách này thường có màu ấm áp, là gỗ nhiều năm tuổi, màu trắng hoặc be. Chính vì vậy, màu trắng là lựa chọn an toàn cho những bức tường, bên cạnh đó còn có các màu pastel như hồng, xanh lơ hoặc tím nhạt. Tuy nhiên, thường thì những bức tường màu xám lại tăng tính thẩm mỹ, nghệ thuật hơn.

Màu sơn phù hợp với đồ nội thất kiểu cổ điển
Màu sơn phù hợp với đồ nội thất kiểu cổ điển

Cách lựa chọn màu sơn phù hợp phong thủy

Lựa chọn màu sơn hợp phong thủy là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Phong thủy tốt thì gia đình mới gặp nhiều may mắn bình an, sức khỏe dồi dào, phát tài phát lộc, vạn sự như ý. Có rất nhiều điều xung quanh về phong thủy để bạn biết cách mà chọn màu sơn nhà sao cho hợp lý nhất.

1. Cách lựa chọn màu sơn phù hợp theo mệnh

Theo phong thủy, mỗi người sẽ có một mệnh riêng. Vì vậy, cần phải biết tìm đến những điều tương sinh, tương hợp với mệnh của mình và tránh làm những điều tương khắc để những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn.

Mệnh Kim

Người mệnh Kim thường được biết đến là người có tính sắp xếp giỏi, ý chí quyết đoán, kiên định, luôn có thái độ tập trung vào mục tiêu của mình. Đây cũng là người biết nhìn xa trông rộng. Để chọn màu sơn phù hợp cho người mệnh Kim, bạn nên dùng màu trắng, màu vàng nhạt hay màu ánh kim để đem lại sự thịnh vượng và may mắn. Tuyệt đối không dùng màu đỏ, hồng hoặc tím, vì những màu này cô cùng tương khắc với mệnh Kim.

Màu sơn phù hợp cho người mệnh Kim
Màu sơn phù hợp cho người mệnh Kim

Nên dùng sơn màu trắng, màu vàng nhạt hay màu ánh kim để đem lại sự thịnh vượng và may mắn cho gia chủ mệnh Kim

Mệnh Thủy

Đa số người mệnh Thủy đều là người có năng khiếu ngoại giao, có tài thuyết phục người nghe, trực giác tốt và rất giỏi thương lượng. Các màu gam lạnh như xanh nước biển, xanh thẫm, màu trắng, xanh demin, xanh da trời, thậm chí là màu đen hay màu tím đều là những màu sơn phù hợp cho người mệnh Thủy. Tuy nhiên bạn nên tránh dùng màu vàng đất hay nâu đất.

Màu sơn phù hợp cho người mệnh Thủy
Màu sơn phù hợp cho người mệnh Thủy

Mệnh Mộc

Nhắc đến người mệnh Mộc là nghĩ đến kiểu người có quyết đoán nhạy bén, có lý tưởng, sáng tạo, chủ động và có tính cạnh tranh cao. Màu sơn phù hợp nhất với người mệnh Mộc đó là màu xanh lá, màu xanh cốm, màu bạc hà, có thể là màu đen. Nếu không thì phải tuyệt đối tránh sơn màu trắng hoặc màu vàng.

Màu sơn phù hợp cho người mệnh Thủy
Màu sơn phù hợp cho người mệnh Mộc

Mệnh Hỏa

Người mệnh Hỏa đa phần là người giàu đam mê, nhiệt huyết, rất kiên cường và mạnh mẽ. Những gam màu tương hợp là màu đỏ, hồng, tím, nâu, cam, hồng cam. Ngoài ra còn có màu tương sinh là màu xanh lá cây. Nhưng màu đen hay màu xanh dương đậm là những màu tương khắc với người mệnh Hỏa. Vì vậy cần phải tránh sơn hai màu này.

Màu sơn phù hợp cho người mệnh Hỏa
Màu sơn phù hợp cho người mệnh Hỏa

Mệnh Thổ

Với người mệnh Thổ, màu sắc phù hợp phong thủy nhất đó là nâu, vầng nâu, vàng nhạt, vàng xám. Bởi vì Thổ khắc Mộc nên màu đem lại ít điều tốt đẹp cho gia chủ mệnh Thổ chính là màu xanh.

Màu sơn phù hợp cho người mệnh Thổ
Màu sơn phù hợp cho người mệnh Thổ

2. Cách lựa chọn màu sơn phù hợp theo hướng

Trong quan niệm về phong thủy, hướng nhà mang nhiều ý nghĩa quan trọng nên việc lựa chọn màu sơn nhà hợp phong thủy cũng cần đảm bảo yếu tố hợp với hướng nhà.

Nguyên tắc chung khi lựa chọn màu sơn nhà theo hướng là sự cân bằng, hòa hợp. Nếu hướng nhà là hướng nhiều ánh sáng, nóng nực thì nên chọn màu sơn lạnh để trung hòa với cái nóng, tạo cảm giác thoải mái, thư giãn cho gia đình và ngược lại.

Hướng Đông hoặc Tây

Đây là hai hướng nhà nhận được rất nhiều ánh nắng, hầu như cả ngày. Vào buổi sáng, mặt trời sẽ chiếu trực tiếp từ hướng Đông và đến giờ chiều sẽ chiếu thẳng từ hướng Tây. Chính vì vậy mà ngôi nhà của bạn luôn luôn ngập tràn trong ánh sáng, do đó mà lúc nào trong nhà cũng có cảm giác rất nóng nực. Nhất là vào mùa hè, nắng chiếu gay gắt hơn, thời tiết cũng nóng hơn.

Nếu ngôi nhà của bạn tọa lạc theo hướng này thì dựa vào nguyên tắc trên, hãy chọn sơn cho căn nhà của mình có màu gam lạnh để căn bằng trở lại, giảm nhẹ cảm giác oi bức vào những ngày nắng nóng mùa hè. Những màu ấy có thể là những sắc xanh như xanh lá cây, xanh da trời… giúp tạo không gian yên tĩnh, dễ chịu, nhẹ nhàng như đang ở trong khu rừng nhiệt đới hay giữa bầu trời vậy.

Màu sơn phù hợp với hướng Đông hoặc Tây
Màu sơn phù hợp với hướng Đông hoặc Tây

Hướng Nam hoặc Bắc

Đây là hai hướng nhà không có ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Tuy nhiên, chính điều này làm cho căn nhà thiếu sáng, làm không gian thiếu sức sống hơn hẳn. Chính vì vậy, để truyền năng lượng vào ngôi nhà, bạn nên lựa chọn những màu sáng, ấm và rực rỡ như màu cam, hồng, đỏ, vàng.. Đây là những màu sắc có khả năng làm căn nhà trở nên sáng sủa hơn, mang đến cảm giác tươi mới, năng động như ánh nắng mặt trời khiến những thành viên trong gia đình bạn cũng phấn chấn và vui vẻ.

Màu sơn phù hợp với hướng Nam hoặc Bắc
Màu sơn phù hợp với hướng Nam hoặc Bắc

Hướng Đông Bắc

Trong các loại hướng thì đây là hướng lạnh nhất, đặc biệt đối với những người ở miền bắc, thường có gió lạnh thổi khi Đông đến. Do đó, màu sắc nên lựa chọn là những giam màu nóng để tạo cảm giác ấm áp hơn. Có thể kể đến những màu sắc phù hợp với hướng nhà này là màu hồng hoặc màu cam. Tuy nhiên cũng nên chọn những màu sắc có cường độ nhẹ, màu nhạt hơn để tránh tạo cảm giác nhức mắt nếu nhìn lâu.

Màu sơn phù hợp với hướng Đông Bắc
Màu sơn phù hợp với hướng Đông Bắc

Hướng Tây Bắc

Ngược lại với Đông Bắc, hướng Tây Bắc có ánh nắng mặt trời chiếu rất nhiều, đặc biệt vào buổi chiều trong ngày. Vì vậy đây chính là hướng nhà nóng nhất vào mùa hè. Để tạo cảm giác trung hòa trong ngôi nhà của bạn, bạn nên lựa chọn màu sơn thuộc gam lạnh và cũng nên là những màu sắc nhạt. Một số màu phù hợp với tiêu chí trên là màu xanh da trời, xanh lá cây nhạt. Những màu sắc này ngoài việc giảm nóng còn tạo cảm giác bản thân như đang hòa mình vào với thiên nhiên.

Màu sơn phù hợp với hướng Tây Bắc
Màu sơn phù hợp với hướng Tây Bắc

Hướng Đông Nam và Tây Nam

Có thể nói đây là hai hướng có ánh nắng đến từ mặt trời vừa phải nhất, ưu điểm của hướng này là quanh năm có thời tiết không thay đổi quá nhiều, khí hậu rất lý tưởng. Do đó, đây là hướng nhà có thể sử dụng màu sơn nào cũng được, tùy theo sở thích của mình mà vẫn phù hợp phong thủy. Một số màu sắc nổi bật được nhiều người sử dụng bao gồm: vàng nhạt, hồng nhạt, xanh nhạt…

Màu sơn phù hợp với hướng Đông Nam và Tây Nam
Màu sơn phù hợp với hướng Đông Nam và Tây Nam

Tìm hiểu thêm về kiến thức của màu sắc sơn sẽ giúp cho ngôi nhà của bạn tăng thêm vẻ đẹp rất nhiều. Đó sẽ là một không gian ý tưởng để sinh hoạt, nghỉ ngơi bên gia đình của mình. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã lựa chọn được màu sơn ưng ý nhất và sẽ thực thi điều đó trong thời gian sớm nhất.

(Nhadepso)

> Xem thêm các Thương hiệu sơn uy tín chất lượng nhất

Rate this post

The post [Cách chọn] màu sơn phù hợp với không gian sống và phong thủy appeared first on Obi Home.

]]>
https://obi.vn/mau-son-phu-hop-voi-khong-gian-song-va-phong-thuy/feed/ 0
[Quy trình] thi công sơn tường nhà mới và sơn tường nhà cũ https://obi.vn/quy-trinh-thi-cong-son-tuong-nha/ https://obi.vn/quy-trinh-thi-cong-son-tuong-nha/#respond Fri, 17 Aug 2018 09:06:21 +0000 /?p=44761 Khi tiến hành sơn tường nhà, câu hỏi được nhiều người đặt ra nhất là thi công sao cho đúng trình tự và cần chuẩn bị những gì trước khi thi công, nhất là những ngôi nhà muốn gỡ bỏ lớp áo khoác cũ cho tường nhà mình, thay vào đó là một lớp sơn [...]

The post [Quy trình] thi công sơn tường nhà mới và sơn tường nhà cũ appeared first on Obi Home.

]]>
Khi tiến hành sơn tường nhà, câu hỏi được nhiều người đặt ra nhất là thi công sao cho đúng trình tự và cần chuẩn bị những gì trước khi thi công, nhất là những ngôi nhà muốn gỡ bỏ lớp áo khoác cũ cho tường nhà mình, thay vào đó là một lớp sơn mới đẹp khác. Dưới đây là quy trình thi công sơn tường nhà cho cả cả tường mới và tường cũ đã được Obi.vn biên soạn nhằm đưa đến đọc giả câu trả lời đúng nhất về các bước tiến hành sơn tường.

Quy trình thi công sơn tường nhà

Quy trình thi công sơn tường nhà mới

Bước 1. Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt sơn

– Trước khi thi công sơn tường, công trình cần phải đạt được độ khô cần thiết. Thông thường, trong điều kiện thời tiết lí tưởng, khô ráo liên tục thì sau khoảng 3 tuần có thể thi công sơn được. Tính cả thời gian để tường nhà khô và thi công sơn có thể kéo dài 2 hoặc 3 tháng.

– Để độ bám dính của lớp bả matit hoặc lớp sơn phủ đạt hiệu quả tốt nhất, cần loại bỏ hết các tạp chất bằng cách dùng đá mài vệ sinh bề mặt tường.

– Tiếp đến dùng giấy ráp mịn hoặc thô vệ sinh tường lại lần nữa để loại bỏ hết sạn cát còn lại bám trên bề mặt tường, sau đó mới vệ sinh bụi bẩn.

– Trước khi tiến hành bả bột matit hoặc thi công sơn lót, nếu bề mặt tường quá khô cần tiến hành làm ẩm qua bề mặt tường bằng cách dùng Rulo lăn với nước sạch hay phun hơi nước dưới dạng sương mù.

Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt sơn
Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt sơn

Bước 2. Thi công sơn chống thấm

– Khi tiến hành sơn tường, một số người có quan niệm sai lầm rằng sử dụng sơn chống thấm bên trong nhà là không cần thiết. Sở dĩ phải phải sơn chống thấm là bởi vì sẽ bảo vệ cho công trình tránh khỏi tác động của yếu tố mưa ẩm, bên cạnh đó vẫn giữ được độ bền đẹp cho căn nhà của bạn. Đặc biệt là ở Việt Nam, việc sơn chống thấm càng quan trọng hơn. Do nước ta có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, làm cho nhà dễ xảy ra hiện tượng thấm và dột hơn. Do đó đối với những bề mặt không trang trí hoặc không sơn màu thì cần phải tiến hành sơn chống thấm.

– Quy tắc trước khi tiến hành sơn đều phải vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần sơn. Sơn chống thấm cũng phải vậy. Tường cần được vệ sinh qua nhằm tăng độ bám dính cũng như tuổi thọ của lớp sơn.

– Khi tiến hành sơn chống thấm, bạn phải trải qua hai lần sơn. Lần thứ nhất, trước khi thi công cần hòa trộn sơn chấm thấm với xi măng theo tỉ lệ 1:1. Lưu ý: Hỗn hớp sau khi đã pha trộn cần thi công ngay, không được để lâu quá 03 tiếng.

– Muốn thi công sơn lần 2 thì phải để lớp sơn lần 1 đạt được độ khô nhất định. Thông thường là 2 tiếng sau khi thi công lần 1 mới tiến hành cho thi công hoàn thiện lần 2.

– Cách pha trộn lớp sơn lần 2 tương tự như lần 1. Sau khi thi công xong nếu quan sát bằng mắt thấy lớp sơn phủ đều trên bề mặt, không có vệt, không bị lệch màu giữa các lớp thì công trình đã đạt yêu cầu.

Thi công sơn chống thấm
Thi công sơn chống thấm

Bước 3. Bả (trét) bột matit

Cũng giống như sơn chống thấm, quy trình bả (trét) bột matit cũng phải trải qua 2 lần thực hiện để bảo vệ lớp sơn cũng như thời gian của tường sơn được lâu với thời gian.

Bả (trét) lần 1:

– Trộn đều hỗn hợp được làm từ bột bả ( trét) và nước sạch theo tỷ lệ thích hợp. Trộn cho đến khi bột đạt tới độ dẻo quánh là thi công được.

– Tiến hành bả ( trét) bằng dụng cụ thi công chuyên biệt sau đó để khô từ 1-2 tiếng trước khi tiến hành bả hoàn thiện lần 2, nếu để lâu hơn thì bột sẽ bị chết. Một lưu ý khi tiến hành thi công lần 2 là cần loại bỏ hết các gợn, bột vón cụ, sạn có trên tường nhằm tăng độ bám dính.

Bả (trét) lần 2:

–  Sau một thời gian nhất định đợi bột đạt đủ độ khô cần thiết ta tiến hành cho thi công lần 2.

–  Sau khi bả (trét) lần 2 xong, để bột khô trong vòng 3 tiếng, sau đó làm phẳng bề mặt bằng cách dùng ráp mịn. Chú ý không dùng ráp nhám vì sẽ làm xước bề mặt.

–  Để việc làm phẳng được tốt hơn, trong quá trình ráp nên dùng bóng điện chiếu vào, sẽ giúp cho việc phát hiện chỗ lồi lõm được dễ dàng hơn. Một lưu ý cần biết là không nên bả sửa quá 2 lần và không nên bả quá dày vì dễ gây ra hiện tượng bong tróc.

–    Có thể thi công bước tiếp theo sau 24 tiếng.

Bả (trét) bột matit
Bả (trét) bột matit

Bước 4: Thi công sơn lót

– Như bạn đã biết việc tiến hành sơn lót là hết cần thiết khi sơn tường. Tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện có thể sơn lót 01 hoặc 02 lớp chống kiềm bằng rulo. Nếu sơn 2 lớp thì mỗi lớp sơn phải đảm bảo cách nhau ít nhất 1 tiếng để đảm bảo độ khô cần thiết.

–    Có thể gia tăng độ phủ tối đa và giúp cho việc thi công được dễ dàng hơn bằng cách pha thêm 10% dung môi (nước sạch) theo thể tích trước khi thi công.

Bước 5: Thi công sơn màu hoàn thiện

Thi công sơn màu hoàn thiện
Thi công sơn màu hoàn thiện

Để lớp sơn tường nhà lên màu đẹp ngoài việc thực hiện nghiêm chỉnh đúng quy trình các bước trước đó ra thì các bạn cũng cần lưu ý cho bước sơn cuối cùng này.

Sơn màu lần 1:

–    2 tiếng sau khi sơn lót có thể tiến hành thi công sơn màu lần 1.

–    Tùy vào bề mặt sơn hay mong muốn của bản thân mà bạ có thể chọn dụng cụ thi công là máy phun sơn, cọ hoặc Rulo.

–    Trước khi thi công nên pha loãng sơn màu với 10% dung môi (nước sạch) theo thể tích để đạt độ phủ tối đa và dễ hơn cho việc thi công.

–    Sau khi sơn màu lần 1 cần tiến hành quan sát những khiếm khuyết còn lại của các khâu thi công trước và sửa chữa, rút kinh nghiệm cho lớp sơn hoàn thiện lần cuối.

Sơn màu lần 2

–    Ta tiến hành sơn hoàn thiện lần cuối sau 2 tiếng hoàn thành lớp sơn lần 1. Do đây là lớp sơn hoàn thiện cuối cùng nên thi công phải hết sức cẩn thận, tỉ mỉ.

–    Khi sơn xong, dùng bóng điện chiếu rọi vào tường và quan sát.  Nếu thấy sơn phủ đều, không bị 2 màu, không để lại vết và bề mặt tường sáng đều là đạt.

Quy trình thi công sơn tường nhà cũ

Đối với nhà cũ cần phải sửa chữa nhà thì sơn lại tường cũ là công đoạn quan trọng hàng đầu. Về cơ bản quy trình thi công sơn tường nhà mới và cũ khá giống nhau. Chỉ khác nhau nhiều ở bước vệ sinh và chuẩn bị bề mặt. Đối với tường nhà cũ thi yêu cầu nhiều hơn, nhiều việc cần thực hiện trước khi bắt tay vào sơn hơn.

Bước 1: Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt sơn tường cũ

– Bề mặt tường sau 1 thời gian sẽ có nhiều hiện tượng không mong muốn so với những ngày đầu mới sơn tường. Vì vậy trước khi thi công cần tiến hành loại bỏ hết toàn bộ rêu mốc, tạp chất, bụi bẩn và các lớp bột cũ, sơn cũ bị bong tróc bám trên bề mặt. Cụ thể với từng vấn đề trên bề mặt, ta có các cách xử lý như sau:

+ Bề mặt chứa chất dơ, chứa bột: Làm sạch bằng nước với áp lực cao. Chất tẩy nhẹ cũng có thể được sử dụng. Nếu bề mặt có nhiều bột, nên sơn hai lớp sơn lót chống kiềm sau khi làm sạch bề mặt.
+ Bề mặt chứa màng sơn cũ/vữa xi măng/bột trét: Tẩy sạch chúng bằng các dụng cụ đục, cạo, máy chà xát hoặc dụng cụ thích hợp. Bề mặt không bằng phẳng nên được trét lại bằng loại bột trét thích hợp.
+ Bề mặt chứa rêu/nấm:Tẩy sạch bằng nước với áp lực cao hoặc bằng dụng cụ đục, cạo. Bên cạnh đó cũng cần xử lý bằng dung dịch chống rêu, nấm. Sau khi đã xử lý xong, rửa lại bề mặt bằng nước sạch và để khô.
+ Bề mặt chứa dầu mỡ: Tẩy sạch bằng chất tẩy nhẹ và 1 ít dung môi nếu cần thiết. Rửa lại thật kỹ để tẩy tất cả mọi vết bẩn.

Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt sơn tường cũ

Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt sơn tường cũ

Đó là trường hợp của những hiện tượng khó, không dễ dàng làm sạch bằng cách thông thường. Nếu tường nhà bạn bị cũ nhưng mức độ vừa phải, do đã hết tuổi thọ của sơn thì chỉ cần dùng bàn chải sắt, sủi chà hay dùng máy đánh bề mặt để xử lý. Một gợi ý cho bạn là bạn nên đánh bề mặt bằng máy sẽ nhanh hơn, sạch bề mặt hơn và tiết kiệm về nhân công và máy. Khi chà xong, ta dùng chổi quét hoặc dùng máy nén khí thổi để làm sạch bề mặt.

– Trong trường hợp bề mặt cần sơn lại còn mới thì chỉ cần dùng đá mài hoặc giấy ráp đánh qua hết toàn bộ bề mặt nhằm tạo chân bám trước khi thi công lớp sơn mới.

– Đối với bề mặt tường quá cũ nát, sau khi vệ sinh xong cần tiến hành xối rửa lại bằng nước sạch sau đó để khô mới tiến hành cho thi công.

Bước 2. Thi công sơn chống thấm

Tương tự như quy trình thi công sơn tường nhà mới

Bước 3. Bả (trét) bột matit

Tương tự như quy trình thi công sơn tường nhà mới

Bước 4: Thi công sơn lót

Tương tự như quy trình thi công sơn tường nhà mới

Bước 5: Thi công sơn màu hoàn thiện

Tương tự như quy trình thi công sơn tường nhà mới

Là người có nhà đang được xây dựng, bản thân bạn phải nắm rõ quy trình thi công sơn tường nhà để lớp sơn nhà bạn không những đạt được độ mịn, đẹp mà còn đạt tuổi thọ tối đa. Có như vậy, bạn mới sở hữu một ngôi nhà hoàn hảo như ý mình mong muốn.

(Tổng hợp: Nhadepso)

> Xem thêm :

 

Rate this post

The post [Quy trình] thi công sơn tường nhà mới và sơn tường nhà cũ appeared first on Obi Home.

]]>
https://obi.vn/quy-trinh-thi-cong-son-tuong-nha/feed/ 0
Top 18 câu hỏi thường gặp khi thi công sơn tường nhà https://obi.vn/cau-hoi-thuong-gap-khi-thi-cong-son-tuong-nha/ https://obi.vn/cau-hoi-thuong-gap-khi-thi-cong-son-tuong-nha/#respond Fri, 17 Aug 2018 08:54:12 +0000 /?p=44256 Sơn tường nhà nghe có vẻ đơn giản nhưng thực ra có rất nhiều công đoạn phải làm và có nhiều lưu ý cần phải biết. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể biết hết về những điều đó. Trong quá trình thi công sơn tường nhà, có rất nhiều câu hỏi cần giải [...]

The post Top 18 câu hỏi thường gặp khi thi công sơn tường nhà appeared first on Obi Home.

]]>
Sơn tường nhà nghe có vẻ đơn giản nhưng thực ra có rất nhiều công đoạn phải làm và có nhiều lưu ý cần phải biết. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể biết hết về những điều đó. Trong quá trình thi công sơn tường nhà, có rất nhiều câu hỏi cần giải đáp. Hiểu được mong muốn đó, Obi.vn đã tổng hợp những câu hỏi thường gặp khi sơn tường nhà, để giúp độc giả có thêm thông tin hữu ích, cho ngôi nhà của mình được bền đẹp theo thời gian…

[18 câu hỏi] thường gặp khi thi công sơn tường nhà

1. Các bước xử lý bề mặt tường trước khi thi công bột trét tường ra sao?

Xử lý bề mặt trước khi sơn là bước quan trọng không kém vì xử lý càng tốt thì chất lượng màng sơn, tuổi thọ màng, giá thành đầu tư sẽ hiệu quả hơn.

Đối với bề mặt mới:

Xử lý bề mặt tường mới trước khi thi công bột trét tường
Xử lý bề mặt tường mới trước khi thi công bột trét tường

– Bề mặt tường mới phải đảm bảo quá trình đóng cứng, để tối thiểu 7 ngày mới trét bột.

– Bề mặt phải được làm sạch trước khi trét: loại bỏ các vữa thừa trên bề mặt, các chất bụi bẩn hay các tạp chất khác cũng đều phải được loại bỏ.

– Phải bảo đảm bề mặt không bẩn, không bị phấn hoá hay dính các tạp chất khác.

– Dùng chổi cỏ quét sạch bề mặt. Nếu bề mặt bị bụi phấn nhiều có thể dùng khăn ướt lau sạch bề mặt hay dùng ru lô nhúng nước lăn lên, để khô rồi tiến hành sơn.

Đối với bề mặt cũ:

Xử lý bề mặt tường cũ trước khi thi công bột trét tường
Xử lý bề mặt tường cũ trước khi thi công bột trét tường

– Bề mặt quét vôi

+ Dùng bàn chải sắt và bàn sủi chà hoặc phun nước áp lực cao để sạch lớp vôi trên bề mặt.

+ Dùng nước hay chổi làm sạch bề mặt còn bám bụi sau khi chà.

– Nếu bề mặt bị nấm mốc thì dùng dung dịch chống mốc để quét lên bề mặt. Để khô rồi trét bột lên. Chà nhám cho phẳng và làm sạch bề mặt trước khi tiến hành sơn.

Đối với bề mặt đã sơn:

Xử lý bề mặt tường đã sơn trước khi thi công bột trét tường
Xử lý bề mặt tường đã sơn trước khi thi công bột trét tường

– Nếu bề mặt cũ còn tốt, lớp sơn cũ còn tốt không bị bong tróc: Chà nhám sơ trên bề mặt để làm sạch các vết bẩn trên bề mặt. Làm sạch bề mặt sau khi chà nhám và có thể tiến hành sơn.

– Nếu lớp sơn cũ không còn tốt, bị bong tróc hay phấn hoá. Loại bỏ các lớp tróc của sơn cũ. Chà toàn bộ bề mặt kể cả phần còn bám chắc.

– Phần bị bong tróc, phấn hoá: Dùng bàn sủi và bàn chải sắt để chà sạch lớp bong tróc. Dùng giấy nhám chà cho phẳng bề mặt. Thổi sạch bằng khí. Lấy khăn ướt lau sạch. Để khô trước khi sơn

– Nếu bề mặt bị tróc cả bột và sơn thì cần phải sủi hết lớp bột bị tróc sau đó trét mastic lại.

– Phần bị nấm mốc.

+ Dùng dung dịch tẩy chlorine để chà rửa phần nấm mốc

+ Dùng bàn chải nylon cứng để chà rồi rửa sạch bằng nước.

+ Để khô trước khi sơn.

+ Trong khi thực hiện công việc này phải đeo kính bảo vệ mắt, đeo khẩu trang và đeo găng tay cao su.

2. Sử dụng bột trét chống thấm sau một tháng mới thi công có được không?

Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên cần lưu ý một điều là sau khi sử dụng bột trét phải xả nhám. Nếu chỉ sử dụng bột trét thôi thì sau một tháng rất khó xả nhám.

3. Tại sao phải dùng sơn lót?

Thi công sơn lót
Thi công sơn lót

Thực chất chúng ta không bắt buộc phải dùng sơn lót trong quá trình thi công. Tuy nhiên, việc không sử dụng lớp sơn lót thường ít gây tác hại ngay lúc đó nhưng về lâu dài sẽ làm giảm tuổi thọ cũng như thẩm mỹ của lớp sơn phủ.

Nếu bạn không sử dụng sơn lót, bạn sẽ phải dùng nhiều sơn phủ hơn vì sơn phủ sẽ bị hút vào lớp bột trét nhiều hơn, dẫn đến màu sơn sau khi hoàn thiện có thể đậm màu hơn so với bức tường có dùng sơn lót. Trong khi đó giá thành sản phẩm sơn lót kiềm tuy cao hơn nhưng sơn lót lại có độ phủ lớn hơn, không cần phải dùng nhiều sơn lót để thi công nên chắc chắn kinh tế hơn sơn phủ. Bên cạnh đó, nhiều người cũng hay dùng sơn phủ trắng bình thường để thay cho lớp sơn lót, nhưng lớp sơn này thực chất không có các tính năng của sơn lót dẫn đến màu sơn bị loang lỗ, bị bong tróc hay bề mặt sơn không phẳng đẹp…

Vì vậy mà sơn lót là lớp rất quan trọng, không thể thiếu trong thi công sơn nhà, ngoài những lí do trên còn có các tác dụng hữu ích sau:

Sơn lót giúp nâng cao bề mặt sơn bằng việc che giấu những vết bẩn không đồng màu. Sơn lót còn bảo vệ lớp sơn mới, lớp ngoài đều hơn và tạo độ sáng bóng nhẵn hơn, chính vì thế làm cho màng sơn đẹp hơn. Ngoài ra, sơn lót còn tăng độ bám dính chắc và chống lại việc chảy xệ. Sơn lót còn có khả năng tăng độ bền cho sơn bằng cách bảo vệ lớp sơn phủ không bị các phản ứng hóa học xảy ra từ bên trong như kiềm, thấm, ăn mòn, tránh cho lớp sơn phủ không bị hiện tượng biến đổi màu do kiềm hóa (có trong vôi, xi măng…), bị ố vàng, bong tróc hay bị gỉ sét.

4. Dùng xi măng trắng thay cho lớp sơn lót được không?

Câu trả lời là không vì nếu như sử dụng xi măng trắng làm sơn lót thì sẽ dễ bị phấn hóa, làm bong tróc lớp phủ dẫn đến việc mất đi độ bền và tính thẩm mỹ. Ngoài ra xi măng trắng không tạo màng nên không tạo được lớp bám dính điều này, theo thời gian độ bền sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Không những thế xi măng trắng cũng không có khả năng kháng kiềm vì thế dễ dẫn đến những tác động như bị đổi màu, ố vàng hay ẩm mốc….

5. Cách thực hiện lớp sơn lót như thế nào cho phù hợp?

Chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của sơn lót nên khi thi công lớp này phải đảm bảo toàn bộ bề mặt được sơn và phải đảm bảo trước khi sơn, bề mặt đã sạch sẽ, không có bụi bẩn.

Đối với bề mặt bằng phẳng, không khuyết tật thì có thể sử dụng bất cứ loại dụng cụ để sơn, nhưng đối với bề mặt lồi lõm có góc cạnh thì ta phải chọn lựa dụng cụ thi công cho phù hợp. Ví dụ: Đối với bề mặt bêtông, có thể sử dụng rulô hay cọ để thi công nhưng đối với bề mặt kim loại nên dùng súng phun hay cọ.

Đối với tường mới, bạn phải để khô ráo hoàn toàn. Quy chuẩn chung của sơn nhà là 1 lớp lót 2 lớp phủ màu nhưng với tường mới thì bạn có thể sơn 2 lớp sơn lót nếu muốn tuổi thọ của sơn cao hơn, màng sơn mịn và đẹp hơn.

Có khá nhiều trường hợp vì chủ quan hoặc chưa hiểu rõ mà không tuân thủ những nguyên tắc nêu trên, do vậy dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Lớp sơn lót và lớp sơn phủ bám dính không tối đa và không phát huy được tác dụng của nó. Và điều chắc chắn là tường nhà bạn sẽ không đạt được tính thẫm mỹ như mong muốn, tuổi thọ của của sơn cũng bị rút ngắn so với bình thường, dẫn đến sau này phải tốn thêm chi phí sửa chữa, thi công lại.

6. Tại sao phải thi công 2 lớp sơn phủ?

Thi công 2 lớp sơn phủ
Thi công 2 lớp sơn phủ

Lớp sơn phủ được ví như là chiếc áo bên ngoài của ngôi nhà bạn. Vì vậy bạn cần phải tạo ra sự hoàn hảo cho lớp sơn này. Do đó việc lăn 2 lớp sơn phủ chắc chắn sẽ tạo ra sự đồng màu và chất lượng hơn là 1 lớp sơn phủ, làm cho bề mặt trở nên đều và đẹp hơn rất nhiều. Nhất là đối với nhiều bề mặt sơn không bằng phẳng thì việc sơn 1 lớp không đảm bảo sự che lấp đều trên bề mặt.

Nhiều bạn đã từng suy nghĩ hoặc đang  phân vân rằng sơn 1 lớp sơn phủ để tiết kiệm chi phí hơn. Nhưng đó không phải là lựa chọn thông minh. Có thể sơn 1 lớp sơn phủ sẽ tiết kiệm chi phí cho bạn lúc ban đầu nhưng về sau khi công trình đã hoàn thiện, bạn sẽ thấy hối hận. Vì lớp sơn phủ 1 lớp không thể che hết được bề mặt sơn dẫn đến màu phủ không đều. Không những làm giảm đi tính thẩm mỹ cho tường của bạn mà bên cạnh đó lớp sơn cũng không đạt được độ bền tối ưu. Dẫn đến chưa được một thời gian lâu, bạn sẽ phải sửa sang lại, tốn kém hơn nhiều.

7. Độ phủ là gì? làm cách nào xác định lượng sơn cần thi công?

Mặc dù sơn là sản phẩm quen thuộc với mọi người nhưng không phải vì thế mà ai cũng biết được độ phủ là như thế nào. Độ phủ là số m2 mà 1lít (hay kg) sơn có thể sơn phủ lên bề mặt vật cần sơn như tường nhà, kim loại,…. Ví dụ với diện tích là 60m2 bạn sẽ cần đến thùng sơn 18 lít. Như vậy độ phủ của thùng sơn 18 lít là khoảng 60m2. Như vậy khi biết độ phủ là gì thì bạn sẽ biết cần bao nhiêu sơn là vừa đủ và chon được phương thức thi công phù hợp nhất vì độ phủ của sơn còn phụ thuộc vào yếu tố bề mặt sơn có bằng phẳng hay không. Nếu bằng phẳng thì lượng sơn sử dụng sẽ đỡ tốn kém hơn là bề mặt vật chủ sơn gồ ghề. Như vậy bạn sẽ không phải sử dụng sơn một cách lãng phí.

Làm thế nào để xác định được lượng sơn cần thi công?

Với sơn lót:

1 thùng 18 lít hay 20kg sơn được 100m2 tường khi sơn nguyên bản và 120m2 tường khi sơn pha thêm nước.

1 thùng 5 lít hay 4kg sơn được 25m2 tường khi sơn nguyên bản và 35m2 khi pha thêm nước

Sơn màu cho bề mặt siêu bóng; bề mặt bóng; bề mặt bóng mờ:

1 thùng 18 lít hay 20kg sơn được 120m2/2 lớp tường khi sơn nguyên bản và 140m2/2 lớp tường khi sơn pha thêm nước.

1 thùng 5 lít hay 4kg sơn được 30m2/2 lớp tường khi sơn nguyên bản và 40m2/2 lớp khi pha thêm nước

Sơn màu bề mặt mịn:

1 thùng 18 lít hay 20kg sơn được 80m2/2 lớp tường khi sơn nguyên bản và 110m2/2 lớp tường khi sơn pha thêm nước.

1 thùng 5 lít hay 4kg sơn được 25m2/2 lớp tường khi sơn nguyên bản và 35m2/2 lớp khi pha thêm nước

Sơn kinh tế:

1 thùng 18 lít hay 20kg sơn được 65m2/2 lớp tường khi sơn nguyên bản và 90m2/2 lớp tường khi sơn pha thêm nước.

1 thùng 5 lít hay 4kg sơn được 20m2/2 lớp tường khi sơn nguyên bản và 30m2/2 lớp khi pha thêm nước.

8. Cách pha loãng sơn như thế nào là hợp lý nhất?

Đối với trường hợp pha loãng sơn với xăng

Lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là nên sử dụng xăng dành cho xe máy để pha sơn bởi vì trong xăng này không có chứa các tạp chất, nên đảm bảo được chất lượng và màu sắc khi pha sơn. Theo tiêu chuẩn,  bạn nên áp dụng pha tối đa 10% thể tích sơn. Nhưng trong thực tế nên pha khoảng 2 lít đối với thùng 17.5 lít để đảm bảo được chất lượng màu sơn sau khi pha.

Đối với trường hợp pha loãng sơn với nước

Với bề mặt tường bả Matit: Nên pha nước với cả sơn lót và sơn phủ màu với tỷ lệ 5 – 10 %

Với bề mặt tường sơn trực tiếp: Sơn lót và sơn phủ màu pha tối đa không quá 5% nước sạch

Khi pha loãng nước nhiều hơn yêu cầu cho phép của nhà sản xuất thì không những khó thi công vì bị chảy do loãng mà chất lượng màng sơn sẽ yếu đi do đó dễ bị phấn hóa, rêu mốc.

9. Cách để kiểm tra bề mặt sơn có lớp sơn lót khi đã sơn phủ?

Đối với sơn nội thất, nếu không sử dụng sơn lót thì sự cố dễ xảy ra nhất đó là màng sơn bị kiềm hóa. Để kiểm tra, ta cần bóc tách một diện tích nhỏ của màng sơn phủ ra khỏi bề mặt, quan sát mặt trong của màng sơn phủ có lớp sơn trắng hoặc lớp sơn trắng trong hay không, nếu không thì chắc chắn không có lớp lót.

10. Cách để kiểm tra độ bám dính của lớp sơn phủ?

Có một cách kiểm tra rất đơn giản và phổ biến như sau: Sử dụng băng dính rộng 1 cm và dán lên tường với chiều dài tầm 20cm. Miết bề mặt băng keo, sau đó bóc băng dính ra. Nếu băng dính không bị dính sơn thì có nghĩa bề mặt sơn phủ vẫn còn độ bám dính tốt.

11. Có nên sử dụng sơn dầu cho bề mặt tường?

Sơn dầu là loại sơn lý tưởng cho bề mặt gỗ và kim loại, thế nhưng vẫn rất nhiều người ưa chuộng sơn dầu cho không gian sống của mình. Thực tế có rất nhiều công trình sử dụng sơn dầu cho bề mặt bê tông, đặc biệt là những khối bê tông được đúc, đổ trong ngành xây dựng cầu đường.

Thế nhưng, với bề mặt tường, đặc biệt là tường nội thất, sơn dầu được khuyến cáo ít sử dụng. Vì sơn dầu rất nặng mùi, gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, mặc dù có độ sáng bóng cao, dễ vệ sinh lâu chùi, gia tăng khả năng chống bám bụi, đặc biệt là hạn chế sự trầy xước, va đập cho tường hơn so với sử dụng sơn nước nhưng sơn dầu vẫn còn tòn tại những hạn chế nhất định như độ bền của sơn dầu không cao bằng, dễ bị bong tróc và tách lớp sau một thời gian ngắn sử dụng. Cũng vì có độ sáng bóng cao nên khi gặp hệ thống ánh sang trong nhà thì sẽ gây ra hiện tượng sang mắt, khó chịu cho gia đình.

12. Độ bóng trong sơn như thế nào là hợp lý?

Độ bóng của sơn là độ phản quang của bề mặt vật liệu sơn phủ khi tiếp xúc với ánh sáng. Nếu chất rắn được trộn vào càng nhiều thì càng làm cho sơn mờ đục hơn đến một mức độ nào đó sẽ làm mất độ bóng của sơn. Vì là độ phản quang nên chúng ta cần lưu ý đến độ nhẵn của bề mặt. Nếu như bề mặt không nhẵn mịn, dùng độ bóng cao sẽ làm lộ rõ những khiếm khuyết.

Hiện nay chưa có thang đo độ bóng theo một tiêu chuẩn thống nhất. Nhưng độ bóng được phân loại theo con số trong phạm vi:
– Mờ (Flat):                                         1% – 9%
– Bóng mờ (Eggshell, satin):               10% – 25%
– Bóng nhẹ (Low sheen):                    26% – 40%
– Bán bóng (Semi-gloss):                     41% – 69%
– Bóng (Gloss):                                    70% – 89%
– Bóng cao (High gloss):                     > 90%
Các loại sơn:
Mờ (Flat): thường không có khả năng chống bẩn, không chùi rửa được, giúp giảm lỗi hiện trên bề mặt, phù hợp cho các bề mặt gồ ghề, gai, hoặc tường có lỗ rỗng nhỏ. Giúp cho phần dặm vá dễ dàng hơn, rất phù hợp cho phòng khách, phòng ngủ người lớn, phòng tiêu khiển và đặc biệt cho trần nhà.
Bóng nhẹ (Low sheen, eggshell): giảm độ bám dơ trên bề mặt, dễ lau chùi, thích hợp cho phòng ăn, phòng làm việc.
Bán bóng (Semi-gloss): dễ làm sạch, độ bóng cao hơn, dễ chùi rửa, giảm độ bám dơ, và thích hợp cho các chi tiết nghệ thuật cao. Rất thích hợp cho hành lang, cầu thang, nhà bếp, phòng tắm, phòng ngủ trẻ con.
Bóng cao (Gloss, high gloss): độ bóng khá cao, rất tốt cho chùi rửa thường xuyên. Giảm độ bám dầu mỡ hoặc những chất lỏng có màu như  rượu, nước sốt,… Rất thích hợp cho phòng tắm, nhà bếp, khung cửa sổ, cửa cái, bàn ghế.

13. Tại sao khi dùng dầu hỏa để pha loãng sơn lót chống ố thì hay xảy ra hiện tượng vón cục 

Dầu hỏa không phải là dung môi của sơn lót chống ố nên khả năng pha loãng sơn kém. Nên khi đổ dầu hỏa vào lon sơn thấy có hiện tượng lớp sơn co lại, khi bắt đầu khuấy thấy hơi nặng tay và khó đều. Chỉ cần tiếp tục khuấy cho đến khi đều là sử dụng được. Sau khi pha loãng và đã khuấy đều mà không sử dụng ngay thì trước khi thi công phải khuấy lại. Nên dùng xylene hoặc toluene để pha loãng.

14. Cách xử lý đối với công trình bị thấm từ bên trong?

Cách xử lý đối với công trình bị thấm từ bên trong
Cách xử lý đối với công trình bị thấm từ bên trong

Đối với một số công trình bị thấm không phải do từ bề mặt tường ngoài thấm vào mà do có sự thấm từ mái, góc tường…gây ra hiện tượng bị thấm và loang ố trên bề mặt, thì thông thường ta sẽ xử lý bằng cách bóc dỡ lớp gạch, vữa trát rồi tiến hành chống thấm như sau:
– Chặn nguồn thấm và chờ khô.
– Dùng sơn lót chống ố.
– Lớp phủ sử dụng sơn chống thấm cho ngoại thất còn nội thất có thể sử dụng sơn chống thấm hay bằng loại sơn nước phù hợp.

Một lưu ý mặc dù dùng sơn chống thấm nhưng chúng ta vẫn phải dùng sơn lót vì bản chất sơn chống thấm vãn là 1 sản phẩm trang trí. Vì vậy màng sơn cũng sẽ bị xảy ra hiện tượng kiềm hóa khi bề mặt có độ kiềm cao.

Bên cạnh đó, sửa chữa bằng cách trên sẽ đòi hỏi phải di dời các thiết bị và đồ đạc hiện có trong nhà vệ sinh, phòng tắm hoặc ban công, phải mất vài ngày thi công, gây ra bụi bặm và ồn ào. Cho nên các bạn cũng nên sắp xếp thời gian cho thuận tiện để dễ dàng thi công.

15. Tại sao khi thi công sơn chống thấm có hiện tượng kéo sợi trên rulô?

Sơn chống thấm là loại sơn có độ bay hơi nhanh vì thế sơn rất mau khô. Nếu người thợ chỉ nhúng 1 lần sơn cho 1 lần sơn trong thời gian lâu thì sẽ xảy ra hiện tượng sơn bắt đầu khô. Do đó, khi lăn tạo sợi trên bề mặt và rulô, làm cho bề mặt không bằng phẳng và sần sùi.

Thêm một lưu ý bên ngoài cho các bạn, đó là sau khi sơn lớp thứ 1 mà không chờ đủ thời gian sơn cách lớp mà sơn luôn lớp thứ 2 thì sẽ gây hiện tuợng màng sơn lớp thứ 2 tạo trạng thái không đồng đều làm nhăn bề mặt. Do đó, khi thi công với sơn chống thấm thì các bạn phải thuộc lòng nguyên tắc sơn nhanh, sơn dứt khoát, tránh sơn lặp lại nhiều lần.

16. Tại sao không nên thi công sơn khi trời mưa hoặc trời quá nắng?

Lí do không nên sơn khi trời mưa vì trời mưa có độ ẩm cao, làm ảnh hưởng đến thời gian khô của sản phẩm. Không những thế, trời mưa còn gây hiện tượng bị ngấm tường, nếu ta cứ thi công sau ngày dễ xảy ra hiện tượng bong tróc. Tuy nhiên trong trường hợp trời mưa mà tường không bị thấm, độ ẩm bề mặt bột đạt để thi công thì có thể tiến hành lăn sơn bên trong. Một lưu ý nhỏ đến các bạn là ngay cả khi nhiệt độ xuống thấp cũng  không nên thi công sơn vì màng sơn dễ bị đốm, nổi hạt, lâu khô, đổ mồ hôi.

Thông thường sau khi thi công, sơn cần ở dạng lỏng 1 thời gian để thấm vào bề mặt và bám dính lên bề mặt. Khi sơn trong điều kiện trời quá nắng, nhiệt độ cao, sẽ làm cho dung môi bay hơi nhanh, dẫn đến hiện tượng màng sơn dễ bong tróc do độ bám giảm, màng sơn dễ rạn, nhăn do biến đổi đột ngột về trạng thái.

17. Sau khi thi công thì bao lâu sẽ hết mùi sơn?

Khi sơn nhà chắc chắn không thể không có mùi sơn trong phòng. Để nhanh hết mùi sơn thì khi sơn xong nên mở toàn bộ các cửa để tạo không không khí thoáng trong phòng. Thông thường sơn nước sau khoảng 2-3 ngày thì mùi bay hết.

18. Tại sao có trường hợp lớp sơn bóng bong ra khỏi bề mặt dù bề mặt trước khi sơn đã được làm sạch?

Trường hợp lớp sơn bóng bong ra khỏi bề mặt dù bề mặt trước khi sơn đã được làm sạch
Trường hợp lớp sơn bóng bong ra khỏi bề mặt dù bề mặt trước khi sơn đã được làm sạch

Nhiều bạn đọc thắc mắc về nguyên nhân của trường hợp này. Sự cố của hiện tượng này là do sơn quá dày và khi sơn dày thì màng sơn càng lâu khô. Dẫn đến vài ngày sau đó, màng sơn vẫn bị mềm, nếu dùng tay hay vật gì nhọn cạy ra là có thể bóc cả lớp sơn ra khỏi bề mặt.

Nguyên nhân thứ hai cũng có thể là màng sơn chưa đạt đến độ cứng tốt nhất, do vô tình hay cố ý dùng tay bóc lớp sơn, lớp sơn cũng sẽ dễ bị bong tróc.

Đây là những câu hỏi được nhiều bạn đọc thắc mắc trong quá trình sơn tường. Biết được câu trả lời cho những vấn đề trên, các bạn sẽ thi công đúng cách, mang đến vẻ đẹp hoàn thiện cho lớp áo nhà mình.

Xem thêm:

Rate this post

The post Top 18 câu hỏi thường gặp khi thi công sơn tường nhà appeared first on Obi Home.

]]>
https://obi.vn/cau-hoi-thuong-gap-khi-thi-cong-son-tuong-nha/feed/ 0
Tìm hiểu về Vật Liệu Sơn (Phân loại, Thành phần, Lưu ý) https://obi.vn/tim-hieu-vat-lieu-son/ https://obi.vn/tim-hieu-vat-lieu-son/#respond Fri, 10 Aug 2018 07:07:57 +0000 /?p=44440 Trước khi bắt tay vào việc thực hiện lớp áo khoác đẹp cho ngôi nhà của mình, chắc hẳn các bạn đều mong muốn có được sự hoàn thiện nhất cho lớp sơn nhà mình. Bên cạnh những lời chia sẻ, tư vấn của đội ngũ thi công, bản thân gia chủ cũng nên tìm hiểu [...]

The post Tìm hiểu về Vật Liệu Sơn (Phân loại, Thành phần, Lưu ý) appeared first on Obi Home.

]]>
Trước khi bắt tay vào việc thực hiện lớp áo khoác đẹp cho ngôi nhà của mình, chắc hẳn các bạn đều mong muốn có được sự hoàn thiện nhất cho lớp sơn nhà mình. Bên cạnh những lời chia sẻ, tư vấn của đội ngũ thi công, bản thân gia chủ cũng nên tìm hiểu để biết rõ về vật liệu mình sẽ sử dụng vì chính vật liệu ấy tạo nên giá trị thẩm mỹ cũng như sẽ đi chung với ngôi nhà của bạn theo năm tháng. Nhận thấy được tầm quan trọng đó, Obi.vn sẽ cung cấp một số thông tin về vật liệu sơn với bạn đọc để các bạn cái nhìn rõ hơn, từ đó có lựa chọn phù hợp cho ngôi nhà của mình.

tìm hiểu về vật liệu sơn nhà ở - nhà đẹp số

(Ảnh: vivarea)

Sơn là gì

Sơn là một hỗn hợp đồng nhất trong đó có chất tạo màng liên kết với các chất màu tạo màng liên tục có khả năng bám dính lên bề mặt vật chất. Hỗn hợp được điều chỉnh với một lượng phụ giadung môi tùy theo chất của mỗi loại sản phẩm.

Yêu cầu

Để đảm bảo tuổi thọchất lượng trang trí cao, sơn cần phải thỏa mãn các yêu cầu chính sau: Sơn phải mau khô (không muộn hơn 24 giờ sau khi sơn), có tính co giãn tốt, có độ bền cơ học cao, chịu được va chạm, bền thời tiết, có tính bám dính cao vào vật liệu cần sơn, có mặt nhẵn bóng, màu sắc phù hợp. Ngoài ra sơn cũng cần phải có độ cách điện, cách âm, chịu ẩm ướt, không ngấm nước, bền nhiệt và bền hóa học, đảm bảo điều kiện vệ sinh…

Phân loại

Theo phạm vi sử dụng

Sơn kiến trúc (ARCHITECTURAL COATINGS)

– Là các loại sơn “hàng tiêu dùng phổ thông” được lưu thông qua đại lý bán lẻ hoặc người tiêu dùng trực tiếp hoặc nhà thầu sơn.

– Chủng loại sơn kiến trúc gồm các loại sơn gốc dung môi và sơn gốc nước.

– Trong mỗi loại sơn kiến trúc đều có thể áp dụng sơ đồ: sơn lót, sơn đệm, sơn phủ trang trí.

ỨNG DỤNG CHÍNH:

  • Cho đồ gỗ: sơn Alkyd gốc dung môi, sơn Acrylic gốc nước.
  • Cho kim loại: sơn Phenolic biến tính Alkyd, sơn Polyvinyl gốc dung môi, sơn Acrylic Styren gốc nước.
  • Cho tường nhà: các loại sơn Acrylic Emulsion.

Sơn bảo vệ đặc biệt (HEAVY DUTY PROTECTIVE COATINGS)

– Là các loại sơn bảo vệ, chống ăn mòn, xâm thực cho thiết bị, đường ống, nhà xưởng, công trình lắp đặt ở đất liền hoặc ngoài biển, vừa chịu thời tiết, vừa chịu hóa chất.

– Các bề mặt được bảo vệ là sắt, thép, bê tông hoặc các vật liệu khác.

-Chất lượng bảo vệ công trình phụ thuộc vào các yếu tố: xây dựng sơ đồ sơn, việc xử lý bề mặt, loại sơn chọn dùng và phương pháp thi công.

-Nhà sản xuất sơn phải bảo hành chất lượng sơn đưa vào sử dụng.

ỨNG DỤNG CHÍNH: Sơn tàu biển và giàn khoan dầu khí, Sơn sàn công nghiệp, Sơn chịu hóa chất, Sơn đường ống, bồn chứa nhiên liệu, … Đi từ gốc nhựa khác nhau: phổ biến nhất là Epoxy, PU, Acrylic, Polymer vô cơ, v.v…

Ghi chú: mỗi loại sơn này đều có nội dung chuyên ngành riêng biệt. Bản chất và sự phân biệt các loại sơn phủ

Sơn công nghiệp (INDUSTRIAL COATINGS)

– Là các loại sơn dùng trong công nghiệp, phục vụ cho việc bảo vệ hoặc trang trí cho các sản phẩm của nhà sản xuất ra các hạng mục hàng hóa công nghiệp phục vụ cho xã hội.

– Nhà sản xuất sơn luôn phải đáp ứng yêu cầu về sơn của các nhà sản xuất hàng công nghiệp, cụ thể:

  • Chủng loại sơn và chất lượng kỹ thuật thích hợp với hàng công nghiệp
  • Phương pháp thi công sơn.
  • Thời gian khô tự nhiên hoặc điều kiện sấy nóng.
  • Các yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật, chịu nhiệt, chịu trầy xước, chịu hóa chất…
  • Các yêu cầu về ô nhiễm môi trường khi thi công.

ỨNG DỤNG CHÍNH: Sơn cuộn (Coil Coating). Sơn can (Can Coating). Sơn xe hơi (Automotive Coating). Sơn xe gắn máy, Sơn đồ gỗ, Sơn chất dẻo, Sơn bột, Sơn giao thông (Hotmelt), Sơn khô bằng tia bức xạ (UV Cured Coating)

Theo tính chất

Vật liệu sơn được phân ra: sơn, vecni và các loại vật liệu phụ.

– Sơn dùng để tạo ra lớp màu không trong suốt có tác dụng bảo vệ và trang trí.

– Vec ni để tạo ra lớp phủ trang trí trong suốt trên bề mặt sơn.

– Vật liệu phụ gồm ma tít bồi mặt, sơn lót, ma tít gắn… để chuẩn bị bề mặt

Thành phần của sơn

Thành phần của sơn gồm có: chất kết dính, chất tạo màu, chất độn, dung môi, chất làm khô, chất phụ gia loãng.

thành phần của sơn

Chất kết dính

Chất kết dính là thành phần chủ yếu của sơn, nó quyết định độ quánh, cường độ, độ cứng và tuổi thọ của sơn.

Chất kết dính trong sơn thường là: polime (trong sơn polime, sơn men), cao su (trong sơn cao su), dầu (trong sơn dầu), keo động vật (trong sơn dính), chất kết dính vô cơ (trong sơn vôi, sơn xi măng, sơn silicat).

Ba chất kết dính quan trọng nhất (nhựa) được sử dụng trong sơn hiện đại là:

  • Nhựa acrylic (nhựa)

  • Alkyd polyme (nhựa)

  • Nhựa epoxy (nhựa)

Chất tạo màu

Chất tạo màu là những chất vô cơ hoặc hữu cơ, không tan hoặc tan ít trong nước và tan cả trong dung môi hữu cơ. Mỗi chất tạo màu có một màu sắc riêng và tính chất nhất định. Ngoài tác dụng tạo màu thì bột màu còn có một số tính năng khác như khả năng chống rỉ, chống hà, chống bám dính, độ che phủ kín hoặc trong suốt và có các hiệu ứng đặc biệt như phản quang, màu xà cừ,…

– Bột khoáng màu thiên nhiên thường là đá phấn trắng, đất son khô màu vàng, minium sắt màu nâu hồng, than chì xám,…

– Bột khoáng màu nhân tạo nhận được bằng cách gia công hóa học các nguyên liệu khoáng.

– Chất tạo màu hữu cơ là những chất tổng hợp có nguồn gốc hữu cơ màu tinh khiết, có khả năng tạo màu cao, không tan hoặc ít tan trong nước và dung môi khác, tính ổn định kiềm, ổn định ánh sáng của loại chất tạo màu này kém.

Chất độn

Chất độn là những chất vô cơ không tan trong nước, đa số là màu trắng, pha vào sơn nhằm tiết kiệm chất tạo màu và để tạo cho sơn những tính chất khác nhau: độ bóng, độ cứng, độ mượt,…

Dung môi

Dung môi là một chất lỏng, dùng để pha vào sơn, tạo cho sơn có nồng độ thi công. Dầu thông, dung môi than đá, sipirit trắng, etxăng thường được sử dụng làm dung môi cho sơn. Nước là dung môi cho sơn dính dạng nhũ tương. Dung môi rất dễ bị cháy nổ, rất dễ bay hơi. Khi thi công với dung môi thì cần phải hết sức cẩn thận và lưu ý. Tránh tiếp xúc trực tiếp lên da và mắt, phải đeo khẩu trang khi làm việc. Không mở nắp thùng phuy đựng các dung môi bằng các dụng cụ kim loại. Và cấm lửa tuyệt đối khi thi công với dung môi.

Chất làm khô

Chất làm khô dùng để tăng nhanh quá trình khô cứng (đóng rắn) cho sơn hoặc vecni. Chất làm khô thường được sử dụng 5 – 8% trong sơn và đến 10% trong vecni.

Chất pha loãng

Chất pha loãng dùng để pha loãng sơn đặc hoặc sơn vô cơ khô. Khác với dung môi, chất pha loãng luôn chứa một lượng cần thiết chất tạo màng để tạo ra cho màng sơn có chất lượng cao.

Quy trình sản xuất sơn

– Pre-mix: Được gọi là quá trình trộn sơ bộ để nhằm tạo ra một hỗn hợp đồng đều. Hỗn hợp trên sẽ được trộn và ủ trong thời gian vài giờ. Sau khi hỗn hợp đã được thấm ướt và đồng nhất sẽ được chuyển sang bước tiếp theo. Công đoạn này rất quan trọng, giúp cho quá trình nghiền đạt kết quả tốt.

– Nghiền: Đây là bước trong quy trình, hỗn hợp từ bước 1 sẽ được khuấy ở thùng khuấy có máy khuấy tốc độ cao hơn nữa để phá vỡ kích thước hạt. Khi hỗn hợp khuấy đã đạt yêu cầu về độ khuyếch tán, độ mịn và độ linh động thì được chuyển sang công đoạn tiếp theo.

– Letdown: Được gọi là quá trình pha loãng, hoàn thiện sản phẩm.

– Lọc: Quá trình này sẽ được thực hiện để loại bỏ các tạp chất ra ngoài.

Các loại sơn thông dụng trong kiến trúc

các loại sơn thông dụng

Sơn dầu

Sơn dầu là loại sơn phổ biến ở trên thị trường, được dùng để sơn kim loại, gỗ, vữa và bê tông.

Sơn dầu được sản xuất ở hai dạng: Đặc (trước khi sử dụng phải dùng dầu pha loãng đến độ đặc thi công) và loãng. Sơn đặc chứa 12 – 25% còn sơn loãng chứa 30 – 35% dầu (so với khối lượng chất tạo màu).

Sơn men

Sơn men chứa nhiều chất kết dính nên mặt sơn dễ bong.

Sơn men có độ bền ánh sáng và chống mài mòn tốt, mau khô. Chúng được dùng dể sơn kim loại, gỗ, bê tông, mặt vữa ở phía trong và phía ngoài nhà. Sơn men ankit, epôxit và ure – fomaldehytankin là những loại sơn phổ biến hiện nay.

Sơn ankin gồm có nhiều loại sơn với tính ổn định nước, chống tác dụng của kiềm, độ bền và tuổi thọ khác nhau. Sơn epoxit có độ bền hóa học, bền nước cao, dùng để chống ăn mòn cho kim loại và gỗ. Sơn ure – fomaldehyt có độ  bền nước cao dùng để sơn phủ ngoài trang thiết bị.

Sơn pha nước và nhựa bay hơi trên nền khoáng chất

Loại sơn này bền kiềm và bền ánh sang, được chia ra thành 3 loại: sơn vôi, sơn silicat, sơn xi măng.

Sơn vôi dùng để sơn tường gạch, bê tông và vữa cho mặt chính và bên trong nhà.

Sơn silicat được chế tạo tại công xưởng và chứa trong thùng kín. Sơn silicat, dùng cho mặt chính của nhà ở nơi có độ ẩm bình thường và độ ẩm cao. Sơn silicat rất kinh tế và có tuổi thọ cao hơn sơn peclovinyl, sơn vôi và sơn cazêin.

Sơn xi măng là loại sơn có dung môi là nước. Sơn polime-xi măng được chế tạo từ chất tạo màu bền kiềm, bền ánh sáng cùng với xi măng và nhựa tổng hợp. Sơn polime-xi măng có màu sắc khác nhau phục vụ cho công tác thi công vào những mùa khác nhau.

Lưu ý khi sử dụng sơn

Để có một sản phẩm sơn mang tính thẩm mỹ cao và có độ bền đẹp lâu với thời gian thì ngoài việc lựa chọn loại sơn thích hợp với chất liệu cần sơn và không gian, môi trường thi công, còn phụ thuộc rất nhiều vào cách thi công sơn.

– Nếu không cạo sạch lớp sơn cũ, cạo sạch rỉ, lau sạch bụi, tẩy rửa hết dầu mỡ, khu vực sơn bị ẩm thì sẽ làm vị trí thi công rộp phồng hoặc làm rỗ lớp sơn.

– Không quấy đều sơn trước khi thi công thì lớp sơn sẽ không đều màu.

– Lớp sơn trước chưa khô đã sơn lớp sau thì mặt sơn sẽ bị nhẵn.

Vì vậy khi thi công sơn phải tuân theo các nguyên tắc quy định.

Trình tự tiến hành sơn các lớp sơn như sau: Sau khi làm sạch bề mặt sơn thì sơn lớp sơn nền (loại sơn gầy để bám chắc vào vật sơn). Lớp sơn nền khô thì  sơn lớp lót cho bề mặt phẳng rồi tiến hành sơn các lớp sơn màu theo yêu cầu. Cuối cùng là đánh bóng bằng vecni, bột nhão hoặc oxit nhôm.

Xem thêm :

Rate this post

The post Tìm hiểu về Vật Liệu Sơn (Phân loại, Thành phần, Lưu ý) appeared first on Obi Home.

]]>
https://obi.vn/tim-hieu-vat-lieu-son/feed/ 0
19 sự cố sơn tường nhà thường gặp [Nguyên nhân & Cách khắc phục] https://obi.vn/su-co-son-tuong-nha-thuong-gap/ https://obi.vn/su-co-son-tuong-nha-thuong-gap/#respond Thu, 09 Aug 2018 06:12:20 +0000 /?p=44255 Sau một thời gian tạo cho căn nhà của mình một “lớp áo” hoàn mỹ, bỗng 1 ngày lớp sơn trên tường nhà bạn xuất hiện những sự cố sơn tường nhà gây mất thẩm mỹ cho nhà bạn như các vết phồng rộp không đều, các mảng nấm mốc nơi góc tường hay các [...]

The post 19 sự cố sơn tường nhà thường gặp [Nguyên nhân & Cách khắc phục] appeared first on Obi Home.

]]>
Sau một thời gian tạo cho căn nhà của mình một “lớp áo” hoàn mỹ, bỗng 1 ngày lớp sơn trên tường nhà bạn xuất hiện những sự cố sơn tường nhà gây mất thẩm mỹ cho nhà bạn như các vết phồng rộp không đều, các mảng nấm mốc nơi góc tường hay các vết nứt kéo dài,…Cũng có rất nhiều hiện tượng khác mà bạn không biết gọi tên chúng là gì. Để biết tường nhà bạn đang gặp sự cố gì và biết được cách lấy lại vẻ đẹp tươi mới như ngày đầu, bạn có thể tham khảo thêm dưới đây.

1. Hiện tượng sơn bị ố vàng

Một phần tường nhà bị ố vàng
Một phần tường nhà bị ố vàng

Nếu trên tường nhà bạn xuất hiện những màng sơn bị ố vàng, đặc biệt đối với nhà có màng sơn khô của sơn trắng hoặc dầu bóng thì sẽ càng dễ nhận ra hơn.

Nguyên nhân

– Sử dụng sơn trong môi trường nhiệt độ cao.

– Sơn alkyd hoặc dầu bóng bị oxi hóa theo thời gian.

– Sử dụng sơn alkyd trong môi trường không có ánh sáng.

Biện pháp khắc phục, phòng ngừa

Bạn nên sử dụng những loại sơn chuyên dụng trong môi trường nhiệt độ cao hoặc sử dụng sơn thích hợp cho từng khu vực thi công. Đây cũng là hiên tượng phổ biến nhất trong sự cố sơn tường nhà.

2. Hiện tượng màng sơn bị rạn nứt

Sự cố sơn tường rạn nứt
Sự cố sơn tường rạn nứt

Dấu hiện nhận biết hiện tượng này rất đơn giản, đó là màng sơn khô bị nứt ra. Trước khi sơn bị bong tróc dạng vảy khỏi bề mặt thì màng sơn đã xuất hiện những vết nứt nhỏ.

Nguyên nhân: thường có hai nguyên nhân chính:

– Màng sơn bị nứt do tường bên trong bị nứt.

– Màng sơn bị nứt do sơn.

+ Sử dụng các loại sơn có chất lượng thấp.

+ Khi thi công đã sơn quá mỏng hay quá dày.

+ Xử lý bề mặt chưa tốt, đặc biệt với trường hợp sơn trên bề mặt gỗ mà không sử dụng sơn lót.

+ Sơn trong điều kiện thời tiết quá lạnh hay gió mạnh làm màng sơn khô nhanh hơn bình thường.

Biện pháp khắc phục, phòng ngừa:

Nếu không bị nứt xuống bề mặt vật cần sơn thì cạo bỏ lớp sơn bị nứt, chà nhám sạch bề mặt và sơn lại theo đúng hệ thống sơn đề nghị. Nếu bị nứt do lớp mastic thì phải cạo bỏ cả lớp sơn và lớp mastic, chà nhám lại sau đó sơn phủ lại bằng loại sơn chất lượng cao.

3. Hiện tượng màng sơn bị nhăn

Tường nhà bị nhăn gây mất thẩm mĩ

Tường nhà bị nhăn gây mất thẩm mĩĐây cũng là một trong những hiện tượng thường gặp, đó là màng sơn bị xù xì, gồ ghề, nhăn sau khi thi công và không tạo màng liên tục.

Nguyên nhân

– Sơn màng sơn quá dày (đặc biệt đối với sơn alkyd hay sơn gốc dầu).

– Sơn trong điều kiện thời tiết quá nóng hoặc quá ẩm ướt gây ra hiện tượng lớp sơn bên ngoài khô nhanh hơn nhiều so với lớp bên trong.

– Thợ sơn không tuân thủ thời gian sơn cách lớp: lớp trong chưa khô đã sơn lớp ngoài.

– Màng sơn bị sự cố do: mưa, rêu mốc, hay độ ẩm quá cao.

– Sơn trên bề mặt có nhiều tạp chất như: bụi, sáp, dầu,…

Biện pháp khắc phục, phòng ngừa

Để sau khi sơn, nhà bạn không gặp phải hiện tượng trên thì ngày từ lúc bắt tay vào sơn tường, bạn nên sơn đúng phương pháp, phải đảm bảo làm sạch bề mặt tốt, đảm bảo màng sơn có độ dày đạt yêu cầu và sơn trong điều kiện đảm bảo về nhiệt độ, độ ẩm.

Còn để khắc phụ sự cố này xả ra thì bạn hãy cạo sạch lớp sơn bị nhăn, xù xì, sau đó xả nhám và làm sạch bề mặt. Cuối cùng, sơn lại bằng sơn có chất lượng.

4. Hiện tượng màng sơn bị chảy sệ

Tường nhà bị chảy xệ
Tường nhà bị chảy xệ

Hiện tượng màng sơn bị chảy xuống thành dòng ngay sau khi thi công.

Nguyên nhân

– Sử dụng sơn quá loãng.

– Bề mặt cần sơn quá nhẵn, sơn không thể bám vào.

– Sử dụng sơn có chất lượng kém.

– Thi công màng phim quá dày.

– Phun sơn quá gần bề mặt cần thi công.

Biện pháp khắc phục, phòng ngừa

– Pha dung môi đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

– Cần phải xả nhám bề mặt đạt yêu cầu trước khi sơn nếu bề mặt cần sơn quá nhẵn.

– Sử dụng sơn có chất lượng tốt.

– Sơn đúng phương pháp, đảm bảo độ dày màng sơn đạt yêu cầu thi công.

– Nếu sơn vẫn còn ướt, loại bỏ lớp sơn ướt, làm sạch bề mặt đạt yêu cầu thi công, sau đó sơn lại bằng sơn có chất lượng tốt.

– Nếu màng sơn đã khô, phải xả nhám và làm sạch bề mặt đạt yêu cầu thi công, sau đó sơn lại bằng sơn có chất lượng tốt.

5. Hiện tượng sơn có độ che phủ kém

Sơn có độ che phủ kém
Sơn có độ che phủ kém

Hiện tượng: Hiện màng sơn khô không che phủ được bề mặt nền sau khi thi công.

Nguyên nhân

– Dùng sơn có chất lượng kém

– Dùng dụng cụ sơn không đúng, hoặc có chất lượng kém.

– Tông màu của sơn phủ nhạt hơn màu của bề mặt cần sơn hoặc sử dụng những màu hữu cơ có độ che phủ thấp.

– Pha quá nhiều dung môi, bề dày màng sơn qua mỏng.

Biện pháp khắc phục, phòng ngừa

– Nếu bề mặt cần sơn có màu sắc quá đậm hoặc bề mặt tường có nhiều hoa văn, tông màu có độ che phủ thấp, phải sơn 1 lớp sơn lót thích hợp trước, sau đó sử dụng sơn phủ chất lượng cao, có độ che phủ và độ dàn phẳng tốt.

– Sử dụng đúng dụng cụ thi công và có chất lượng tốt.

– Pha dung môi đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

6. Hiện tượng sơn có vết cọ không đều

Vết cọ không đều trên tường nhà
Vết cọ không đều trên tường nhà

Hiện tượng: Hiện tượng vết cọ khi sơn lớp sau mà lớp đầu chưa khô hoàn toàn, hoặc sơn quá đặc (độ nhớt quá cao) buộc phải khó thi công

Giải pháp:

– Cho lớp sơn đầu khô hoàn toàn mới sơn lớp sau.

– Sơn nhẹ tay, liên tục theo cùng một hướng.

– Chú ý pha tỉ lệ sơn theo đúng hướng dẫn của nhà cung ứng

7. Hiện tượng sơn có vết con lăn

Vết con lăn còn sót lại sau khi sơn
Vết con lăn còn sót lại sau khi sơn

Hiện tượng

Là hiện tượng màng sơn không được bằng phẳng, có nhiều vết cọ hoặc con lăn không mong muốn khi màng sơn khô.

Nguyên nhân

– Sử dụng sơn chất lượng kém.

– Sơn tiếp lớp thứ 2 bằng cọ hoặc con lăn khi mà lớp thứ nhất chưa khô hoàn toàn.

– Sử dụng loại cọ, con lăn không đúng hoặc chất lượng kém.

Biện pháp khắc phục, phòng ngừa

– Dùng sơn chất lượng cao, có độ dàn phẳng tốt.

– Sử dụng cọ hoặc con lăn có chất lượng tốt, thích hợp cho từng loại sơn.

– Thi công đúng phương pháp.

– Pha lõang theo đúng chỉ định của nhà sản xuất.

8. Hiện tượng sơn có bọt (foaming)

Bọt khí xuất hiện sau khi sơn
Bọt khí xuất hiện sau khi sơn

Hiện tượng: Bọt là hiện tượng có những bong bóng xuất hiện trên màng sơn trong và sau khi thi công.

Nguyên nhân

– Sơn không được đánh khuấy kĩ càng trước khi sử dụng

– Sơn tồn dư trên bề mặt tường nhà

– Sử dụng lăn sơn có  kích thước không phù hợp

– Sơn loại sơn có độ bóng cao trên bề mặt sần sùi.

– Lắc lon sơn không chứa đúng thể tích sơn qui định.

– Sử dụng sơn chất lượng thấp hoặc sơn quá hạn sử dụng.

– Sơn không đúng phương pháp.

– Sơn bóng hoặc bán bóng trên bề mặt có cấu trúc xốp.

Biện pháp khắc phục, phòng ngừa

Sơn chất lượng và có độ chảy tốt sẽ ngăn ngừa, phá hủy các bọt khí xuất hiện khi thi công. Do đó, việc lựa chọn một loại sơn chất lượng là vô cùng quan trọng. Lắc sơn đúng thể tích và đúng phương pháp. Không để sơn tồn dư trên bề mặt thi công. Lăn sơn sợi ngắn thích hợp khi sử dụng để lăn các loại sơn bóng hoặc bán bóng, nên chà nhám và sơn lớp lót đối với bề mặt sần sùi để hiệu quả của lớp sơn phủ đạt kết quả tốt nhất. Đối với bề mặt sơn bị bọt, phải xả nhám cho hết bọt trước khi sơn lại.

9. Hiện tượng lớp sơn bị muối hóa

Tường nhà bị muối hóa
Tường nhà bị muối hóa

Hiện tượng: Là hiện tượng có những hoa văn không mong muốn trên bề mặt màng sơn sinh ra do con lăn.

Nguyên nhân

– Sử dụng con lăn không đúng mục đích, hoặc sử dụng con lăn kém chất lượng.

– Sử dụng sơn kém chất lượng.

– Lăn sơn không đúng kỹ thuật.

– Sơn quá lỏng hoặc quá đặc.

– Con lăn bi khô trong quá trình thi công.

Biện pháp khắc phục, phòng ngừa

– Sử dụng con lăn thích hợp, có chất lượng tốt.

– Sơn đúng phương pháp, đảm bảo độ dày màng sơn đúng yêu cầu.

– Tránh để con lăn đã dính sơn lên bề mặt cần lăn sơn quá lâu.

– Pha loãng theo đúng chỉ định của nhà sản xuất.

10. Hiện tượng nấm mốc

Nấm mốc sơn là hiện tượng phổ biến
Nấm mốc sơn là hiện tượng phổ biến

Hiện tượng:

Nấm mốc thường gặp ở 2 dạng : nấm mốc và rêu tảo.

⇒Nấm mốc: thường có dấu hiệu là các vết ố màu đen, màu xám hoặc nâu đỏ, trông giống như vết bụi nhưng rất khó lau sạch khi bám lên màng sơn.

⇒Rêu tảo: thường có màu xanh, đôi khi có màu hồng. Chỉ thấy ở nhưng khi vực ẩm ướt và có ánh sáng mặt trời.

Nguyên nhân

– Hay xảy ra ở những nơi có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của rêu mốc như nhà tắm, nhà bếp, phòng giặt…

– Do sử dụng sơn có chất lượng thấp hoặc sơn nội thất thông thường.

– Với bề mặt gỗ thì lớp sơn lót chưa đạt chất lượng

– Sơn trên bề mặt có rêu mốc mà không xử lý trước khi sơn.

– Sử dụng sơn trong nhà (nội thất) thi công cho ngoài trời.

– Màng sơn thường có độ ẩm cao, trong thời gian dài, có nhiều vi sinh vật.

– Sơn quá loãng, màng sơn quá mỏng.

– Dùng sơn không có chất diệt nấm mốc cho màng sơn hoặc có sử dụng nhưng hiệu quả kém.

Biện pháp khắc phục, phòng ngừa

Trước hết kiểm tra: dùng 1 giọt thuốc tây nhỏ vào các đốm màu, nếu thấy đốm màu mờ đi thì đó là rêu mốc. Chà rửa toàn bộ bề mặt bằng dung dịch tẩy rửa. Khi dùng dung dịch tẩy rửa thì nên đeo kính bảo hộ để tránh bị sơn dính vào mắt và đi găng tay cao su. Nên dùng sơn nước có chất lượng cao có chứa chất chống rêu mốc, lắp quạt gió cho nơi có độ ẩm cao. Đây là sự cố sơn tường nhà thường gặp khiến căn nhà của bạn mất tính thẩm mỹ, nhưng dễ dàng cải thiện sau thi công.

11. Hiện tượng bay sơn

Sự cố sơn bị bay màu
Sự cố sơn bị bay màu

Hiện tượng:

– Là hiện tượng màng sơn nhạt đi cả mảng khi bị phơi ngoài trời hoặc tường từng mảng đậm nhạt khác nhau.

– Bay màu cũng có thể là kết quả của hiện tượng phấn hóa.

– Bay màu thường gặp ở vách tường bị nắng chiếu trực tiếp (hướng tây).

Nguyên nhân

– Sử dụng sơn trong nhà (nội thất) thi công cho ngoài trời.

– Sử dụng sơn chất lượng thấp dẫn tới hiện tượng phấn hóa của màng sơn.

– Không sử dụng sơn lót chống kiềm hoặc sử dụng sơn lót chống kiếm chất lượng thấp.

– Dùng những tông màu dễ bị ảnh hưởng của tia tử ngoại (tia UV) như : màu đỏ tươi, màu xanh dương, màu vàng tươi.

Biện pháp khắc phục, phòng ngừa

– Nếu bay màu xảy ra do hiện tượng phấn hóa thì thì áp dụng theo trường hợp của hiện tượng bị phấn hóa dưới đây.

– Nếu hệ thống sơn chưa sử dụng sơn lót thì phải sử dụng sơn lót chống kiềm có chất lượng.

– Sau đó, sơn hoàn thiện bằng sơn phủ ngoại thất có chất lượng cao và màu sắc phù hợp cho ngoài trời.

– Nếu nguyên nhân là do màu bị tác động của tia tử ngọai thì không cần dùng sơn lót, chỉ sơn lại bằng hai lớp sơn phủ ngọai thất có chất lượng cao, màu sắc thích hợp cho ngọai thất.

12. Hiện tượng phấn hóa

Phấn hóa sơn tường
Phấn hóa sơn tường

Hiện tượng

– Là hiện tượng màng sơn có 1 lớp phấn mỏng trên bề mặt, khi dùng tay chà lên bề mặt tường có thể phát hiện ra được.

– Hiện tượng phấn hóa cũng có thể gây ra hiện tượng phai màu.

Nguyên nhân

– Bề mặt bột trét có nhiều bụi do làm sạch không đạt yêu cầu

– Dùng sơn chất lượng kém có hàm lượng bột màu và bột độn quá cao.

– Dùng sơn trong nhà (nội thất) sử dụng cho ngoài trời.

– Màng sơn phá hủy trong thời gian dài dưới điều kiện thời tiết.

Biện pháp khắc phục, phòng ngừa

– Trước hết, dùng bàn chà cứng loại bỏ phấn càng nhiều càng tốt, sau đó vệ sinh lại toàn bộ bề mặt. Dùng tay kiểm tra xem còn chỗ nào bị phấn không.

– Nếu bề mặt vẫn còn phấn thì sơn 1 lớp sơn lót gốc dầu ( hoặc 1 lớp sơn lót thích hợp cho bề mặt hồ vữa). Sau đó sơn hai lớp sơn phủ có chất lượng.

– Nếu bề mặt không còn phấn hoặc còn rất ít phấn thì có thể không cần sơn 1 lớp sơn lót.

13. Hiện tượng kiềm hóa

Sơn tường bị kiềm hóa
Sơn tường bị kiềm hóa

Hiện tượng

– Là hiện tượng sơn bị biến màu và hư hỏng một phần hay toàn bộ bề mặt. Có thể quan sát thấy các vệt màu trắng hoặc vàng loang lổ thành từng mảng trên tường.

– Trong trường hợp nghiêm trọng, màng sơn có thể bị bong tróc ra khỏi bề mặt tường.

Nguyên nhân

– Sơn được thi công trên bề mặt hồ vữa mới, chưa khô hoàn toàn.

– Tường có độ ẩm cao do các vết nứt hay bị ngấm.

– Không sử dụng lớp sơn lót chống kiềm chuyên dụng hay sử dụng sơn lót chống kiềm chất lượng kém.

Biện pháp khắc phục, phòng ngừa

– Nếu tường để khô sau 30 ngày, chất kiềm có cơ hội phản ứng với CO2 trong không khí làm giảm đáng kể độ kiềm trên bề mặt tường.

⇒ Biện pháp xử lý hiện tượng kiềm hóa: Để bề mặt hồ vữa khô ít nhất 30 ngày trước khi sơn, để đảm bảo hồ vữa được đóng rắn hoàn toàn.

+ Đối với bề mặt hồ vữa chưa khô

– Cạo bỏ phần sơn bị kiềm hóa.

– Để bề mặt hồ vữa khô đạt yêu cầu thi công.

– Sử dụng 1 lớp sơn lót chống kiềm chất lượng cao. Sau đó sơn hoàn thiện bằng hai lớp sơn ngoại thất chứa nhựa

100% acrylic.

+ Đối với tường nứt hay ngấm ẩm

– Xử lý triệt để các vết nứt hay các nguồn ẩm.

– Để bề mặt tường khô đạt yêu cầu thi công.

– Sử dụng 1 lớp sơn lót chống kiềm chất lượng cao. Sau đó sơn hoàn thiện bằng hai lớp sơn ngoại thất chứa nhựa

100% acrylic.

14. Màng sơn bị bong tróc

Sơn tường bị bong tróc mất thẩm mĩ
Sơn tường bị bong tróc mất thẩm mĩ

Hiện tượng: Màng sơn bị tróc do độ bám dính giảm. Màng sơn có thể bị tróc lớp sơn phủ hoặc tróc toàn bộ các lớp sơn .

Nguyên nhân

– Đối với bề mặt gỗ bị bong tróc là do bị ẩm: mưa, không khí, hay các dạng khác của ẩm.

– Tường bị thấm làm cho màng sơn bị tróc.

– Xử lý bề mặt kém.

– Sử dụng sơn chất lượng kém.

– Sơn trong điều kiện mà sự tạo màng bị cản trở (mưa. lạnh…)

– Sơn dầu trên bề mặt bị ướt.

Biện pháp khắc phục, phòng ngừa

Nếu bị ảnh hưởng do bên ngoài tác động thì phải khắc phục như trám nơi bị hở, sửa lại mái, sửa và làm sạch máng xối, chặt các cành cây dựa sát tường.

Nếu bị ảnh hưởng do ẩm từ bên trong thì thông gió cho khu vực hay bị ẩm. Cạo bỏ lớp sơn bị bong tróc chà nhám bề mặc. Dùng sơn loại sơn có chất lượng cao

15. Màng sơn bị phồng rộp

Hiện tượng: Màng sơn bị phồng rộp như da cam.

Nguyên nhân

– Do thi công trong điều kiện quá nắng hay bề mặt vật chất bị ẩm, đặc biệt đối với màu sậm.

– Dùng sơn gốc dầu hay sơn alkyd sơn trên bề mặt bị ẩm ướt.

– Do độ ẩm quá cao hoặc bị thấm từ bên trong.

– Màng sơn mới vừa khô bị phá do mưa, rêu mốc bám.

– Xử lý bề mặt không tốt.

– Sử dụng sơn có chất lượng thấp.

Biện pháp khắc phục, phòng ngừa

– Nếu màng sơn bị phồng rộp từ bề mặt được phủ thì cần phải xử lý triệt để sự thấm nước. Sau đó cạo bỏ lớp sơn và tiến hành sơn, có sơn lớp lót. Không sơn trong điều kiện quá nắng hay quá ẩm.

– Xả bỏ phần sơn bị bong tróc, phồng rộp. Nếu bột trét có độ bám dính kém, xả bỏ toàn bộ lớp bột trét.

– Làm sạch bề mặt thật sạch, đảm bảo bề mặt cần sơn không còn bụi bẩn hay các tạp chất khác làm giảm độ bám dính của màng sơn.

– Kiểm tra độ ẩm của bề mặt tường, đảm bảo độ ẩm đáp ứng yêu cầu thi công.

– Nếu sự cố không quá nghiêm trọng (sự cố chỉ xảy ra ở 1 vài mảng nhỏ), sau khi làm sạch bề mặt đạt yêu cầu thi công, có thể sử dụng sơn lót gốc dầu để dậm vá, sau đó sơn lại bằng hai lớp sơn phủ.

16. Màng sơn bị “vết bóng”

Màng sơn có vết bóng do cọ sát
Màng sơn có vết bóng do cọ sát

Hiện tượng: Màng sơn bị tăng bóng khi có sự cọ sát.

Nguyên nhân

– Dùng sơn Flat (mờ) ở những nơi thường xuyênnbị cọ xát cao.

– Thường xuyên cọ rửa bề mặt lớp sơn.

Biện pháp khắc phục, phòng ngừa

– Nên dùng sơn nước có chất lượng cao (Thường là semi-gloss hoặc gloss) tại nơi thường xuyên bị cọ xát hay cần phải chùi rửa nhiều .

– Chùi rửa màng sơn thì dùng vải mềm, tránh chà xát mạnh.

17. Màng sơn bị xà phòng hóa

Màng sơn bị xà phòng hóa
Màng sơn bị xà phòng hóa

Hiện tượng: Sự cô đọng chất hoạt động bề mặt sơn nước ở nơi có độ ẩm cao. Nó có dạng vết màu nâu nhạt và đôi khi trông như vết xà phòng hay dính nhầy.

Nguyên nhân: Tất cả các loại sơn nước đều có hiện tượng như thế này nếu sơn trên bề mặt nơi có độ ẩm cao, đâc biệt là ở dưới trần

Biện pháp khắc phục, phòng ngừa: Dùng xà phòng rửa sạch nơi bị sự cố , tẩy sạch toàn bộ các vết bẩn và dùng sơn có chất lượng cao sơn lại. Đợi cho bề mặt sơn thật khô mới sử dụng

18. Màng sơn bị nhiễm bẩn

Tường nhà bị nhiễm bẩn
Tường nhà bị nhiễm bẩn

Hiện tượng: Sự hư hỏng màng sơn do bị thấm các chất bẩn.

Nguyên nhân

– Sử dụng sơn có chất lượng thấp.

– Sơn trên bề mặt không có lớp sơn lót.

Biện pháp khắc phục, phòng ngừa

Sử dụng các loại sơn có chất lượng cao: hàm lượng chất tạo màng cao thì chất bẩn không thấm được vào màng sơn, tạo điều kiện cho chùi rửa dễ dàng. Nên dùng sơn lót để tạo được màng sơn có độ dày tối đa nhằm tránh bị nhiễm bẩn.

19. Màng sơn bị hiện tượng “da cá sấu”

Hiện tượng da cá sấu xuất hiện trên tường nhà
Hiện tượng da cá sấu xuất hiện trên tường nhà

Hiện tượng: Bề mặt màng sơn giống y như da của loài các sấu

Nguyên nhân:

– Dùng loại sơn quá cứng hay quá giòn sơn trên bề mặt màng sơn dẻo, có độ đàn hồi tốt.

– Không tuân thủ thời gian sơn cách lớp.

– Màng sơn bị lão hóa do thay đổi nhiệt.

Biện pháp khắc phục, phòng ngừa: Dùng bàn chải sắt chà sạch bề mặt. Dùng sơn lót gốc dầu sơn sơn lớp lót và dùng sơn phủ có chất lượng cao.

Kết

Những sự cố sơn tường nhà rất dễ xảy ra, nhưng nếu bạn thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, loại sơn tốt và kỹ lưỡng giữ gìn, ngôi nhà của bạn sẽ mang vẻ đẹp dài lâu. Nếu bạn đang cần tường đơn vị thi công sơn tường nhà thì có thể tìm đến dịch vụ sửa chữa nhà uy tín tại đây nhé!

(Tổng hợp: Nhadepso)

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

The post 19 sự cố sơn tường nhà thường gặp [Nguyên nhân & Cách khắc phục] appeared first on Obi Home.

]]>
https://obi.vn/su-co-son-tuong-nha-thuong-gap/feed/ 0