Sau một thời gian tạo cho căn nhà của mình một “lớp áo” hoàn mỹ, bỗng 1 ngày lớp sơn trên tường nhà bạn xuất hiện những sự cố sơn tường nhà gây mất thẩm mỹ cho nhà bạn như các vết phồng rộp không đều, các mảng nấm mốc nơi góc tường hay các vết nứt kéo dài,…Cũng có rất nhiều hiện tượng khác mà bạn không biết gọi tên chúng là gì. Để biết tường nhà bạn đang gặp sự cố gì và biết được cách lấy lại vẻ đẹp tươi mới như ngày đầu, bạn có thể tham khảo thêm dưới đây.
1. Hiện tượng sơn bị ố vàng
Nếu trên tường nhà bạn xuất hiện những màng sơn bị ố vàng, đặc biệt đối với nhà có màng sơn khô của sơn trắng hoặc dầu bóng thì sẽ càng dễ nhận ra hơn.
Nguyên nhân
– Sử dụng sơn trong môi trường nhiệt độ cao.
– Sơn alkyd hoặc dầu bóng bị oxi hóa theo thời gian.
– Sử dụng sơn alkyd trong môi trường không có ánh sáng.
Biện pháp khắc phục, phòng ngừa
Bạn nên sử dụng những loại sơn chuyên dụng trong môi trường nhiệt độ cao hoặc sử dụng sơn thích hợp cho từng khu vực thi công. Đây cũng là hiên tượng phổ biến nhất trong sự cố sơn tường nhà.
2. Hiện tượng màng sơn bị rạn nứt
Dấu hiện nhận biết hiện tượng này rất đơn giản, đó là màng sơn khô bị nứt ra. Trước khi sơn bị bong tróc dạng vảy khỏi bề mặt thì màng sơn đã xuất hiện những vết nứt nhỏ.
Nguyên nhân: thường có hai nguyên nhân chính:
– Màng sơn bị nứt do tường bên trong bị nứt.
– Màng sơn bị nứt do sơn.
+ Sử dụng các loại sơn có chất lượng thấp.
+ Khi thi công đã sơn quá mỏng hay quá dày.
+ Xử lý bề mặt chưa tốt, đặc biệt với trường hợp sơn trên bề mặt gỗ mà không sử dụng sơn lót.
+ Sơn trong điều kiện thời tiết quá lạnh hay gió mạnh làm màng sơn khô nhanh hơn bình thường.
Biện pháp khắc phục, phòng ngừa:
Nếu không bị nứt xuống bề mặt vật cần sơn thì cạo bỏ lớp sơn bị nứt, chà nhám sạch bề mặt và sơn lại theo đúng hệ thống sơn đề nghị. Nếu bị nứt do lớp mastic thì phải cạo bỏ cả lớp sơn và lớp mastic, chà nhám lại sau đó sơn phủ lại bằng loại sơn chất lượng cao.
3. Hiện tượng màng sơn bị nhăn
Tường nhà bị nhăn gây mất thẩm mĩĐây cũng là một trong những hiện tượng thường gặp, đó là màng sơn bị xù xì, gồ ghề, nhăn sau khi thi công và không tạo màng liên tục.
Nguyên nhân
– Sơn màng sơn quá dày (đặc biệt đối với sơn alkyd hay sơn gốc dầu).
– Sơn trong điều kiện thời tiết quá nóng hoặc quá ẩm ướt gây ra hiện tượng lớp sơn bên ngoài khô nhanh hơn nhiều so với lớp bên trong.
– Thợ sơn không tuân thủ thời gian sơn cách lớp: lớp trong chưa khô đã sơn lớp ngoài.
– Màng sơn bị sự cố do: mưa, rêu mốc, hay độ ẩm quá cao.
– Sơn trên bề mặt có nhiều tạp chất như: bụi, sáp, dầu,…
Biện pháp khắc phục, phòng ngừa
Để sau khi sơn, nhà bạn không gặp phải hiện tượng trên thì ngày từ lúc bắt tay vào sơn tường, bạn nên sơn đúng phương pháp, phải đảm bảo làm sạch bề mặt tốt, đảm bảo màng sơn có độ dày đạt yêu cầu và sơn trong điều kiện đảm bảo về nhiệt độ, độ ẩm.
Còn để khắc phụ sự cố này xả ra thì bạn hãy cạo sạch lớp sơn bị nhăn, xù xì, sau đó xả nhám và làm sạch bề mặt. Cuối cùng, sơn lại bằng sơn có chất lượng.
4. Hiện tượng màng sơn bị chảy sệ
Hiện tượng màng sơn bị chảy xuống thành dòng ngay sau khi thi công.
Nguyên nhân
– Sử dụng sơn quá loãng.
– Bề mặt cần sơn quá nhẵn, sơn không thể bám vào.
– Sử dụng sơn có chất lượng kém.
– Thi công màng phim quá dày.
– Phun sơn quá gần bề mặt cần thi công.
Biện pháp khắc phục, phòng ngừa
– Pha dung môi đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
– Cần phải xả nhám bề mặt đạt yêu cầu trước khi sơn nếu bề mặt cần sơn quá nhẵn.
– Sử dụng sơn có chất lượng tốt.
– Sơn đúng phương pháp, đảm bảo độ dày màng sơn đạt yêu cầu thi công.
– Nếu sơn vẫn còn ướt, loại bỏ lớp sơn ướt, làm sạch bề mặt đạt yêu cầu thi công, sau đó sơn lại bằng sơn có chất lượng tốt.
– Nếu màng sơn đã khô, phải xả nhám và làm sạch bề mặt đạt yêu cầu thi công, sau đó sơn lại bằng sơn có chất lượng tốt.
5. Hiện tượng sơn có độ che phủ kém
Hiện tượng: Hiện màng sơn khô không che phủ được bề mặt nền sau khi thi công.
Nguyên nhân
– Dùng sơn có chất lượng kém
– Dùng dụng cụ sơn không đúng, hoặc có chất lượng kém.
– Tông màu của sơn phủ nhạt hơn màu của bề mặt cần sơn hoặc sử dụng những màu hữu cơ có độ che phủ thấp.
– Pha quá nhiều dung môi, bề dày màng sơn qua mỏng.
Biện pháp khắc phục, phòng ngừa
– Nếu bề mặt cần sơn có màu sắc quá đậm hoặc bề mặt tường có nhiều hoa văn, tông màu có độ che phủ thấp, phải sơn 1 lớp sơn lót thích hợp trước, sau đó sử dụng sơn phủ chất lượng cao, có độ che phủ và độ dàn phẳng tốt.
– Sử dụng đúng dụng cụ thi công và có chất lượng tốt.
– Pha dung môi đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
6. Hiện tượng sơn có vết cọ không đều
Hiện tượng: Hiện tượng vết cọ khi sơn lớp sau mà lớp đầu chưa khô hoàn toàn, hoặc sơn quá đặc (độ nhớt quá cao) buộc phải khó thi công
Giải pháp:
– Cho lớp sơn đầu khô hoàn toàn mới sơn lớp sau.
– Sơn nhẹ tay, liên tục theo cùng một hướng.
– Chú ý pha tỉ lệ sơn theo đúng hướng dẫn của nhà cung ứng
7. Hiện tượng sơn có vết con lăn
Hiện tượng
Là hiện tượng màng sơn không được bằng phẳng, có nhiều vết cọ hoặc con lăn không mong muốn khi màng sơn khô.
Nguyên nhân
– Sử dụng sơn chất lượng kém.
– Sơn tiếp lớp thứ 2 bằng cọ hoặc con lăn khi mà lớp thứ nhất chưa khô hoàn toàn.
– Sử dụng loại cọ, con lăn không đúng hoặc chất lượng kém.
Biện pháp khắc phục, phòng ngừa
– Dùng sơn chất lượng cao, có độ dàn phẳng tốt.
– Sử dụng cọ hoặc con lăn có chất lượng tốt, thích hợp cho từng loại sơn.
– Thi công đúng phương pháp.
– Pha lõang theo đúng chỉ định của nhà sản xuất.
8. Hiện tượng sơn có bọt (foaming)
Hiện tượng: Bọt là hiện tượng có những bong bóng xuất hiện trên màng sơn trong và sau khi thi công.
Nguyên nhân
– Sơn không được đánh khuấy kĩ càng trước khi sử dụng
– Sơn tồn dư trên bề mặt tường nhà
– Sử dụng lăn sơn có kích thước không phù hợp
– Sơn loại sơn có độ bóng cao trên bề mặt sần sùi.
– Lắc lon sơn không chứa đúng thể tích sơn qui định.
– Sử dụng sơn chất lượng thấp hoặc sơn quá hạn sử dụng.
– Sơn không đúng phương pháp.
– Sơn bóng hoặc bán bóng trên bề mặt có cấu trúc xốp.
Biện pháp khắc phục, phòng ngừa
Sơn chất lượng và có độ chảy tốt sẽ ngăn ngừa, phá hủy các bọt khí xuất hiện khi thi công. Do đó, việc lựa chọn một loại sơn chất lượng là vô cùng quan trọng. Lắc sơn đúng thể tích và đúng phương pháp. Không để sơn tồn dư trên bề mặt thi công. Lăn sơn sợi ngắn thích hợp khi sử dụng để lăn các loại sơn bóng hoặc bán bóng, nên chà nhám và sơn lớp lót đối với bề mặt sần sùi để hiệu quả của lớp sơn phủ đạt kết quả tốt nhất. Đối với bề mặt sơn bị bọt, phải xả nhám cho hết bọt trước khi sơn lại.
9. Hiện tượng lớp sơn bị muối hóa
Hiện tượng: Là hiện tượng có những hoa văn không mong muốn trên bề mặt màng sơn sinh ra do con lăn.
Nguyên nhân
– Sử dụng con lăn không đúng mục đích, hoặc sử dụng con lăn kém chất lượng.
– Sử dụng sơn kém chất lượng.
– Lăn sơn không đúng kỹ thuật.
– Sơn quá lỏng hoặc quá đặc.
– Con lăn bi khô trong quá trình thi công.
Biện pháp khắc phục, phòng ngừa
– Sử dụng con lăn thích hợp, có chất lượng tốt.
– Sơn đúng phương pháp, đảm bảo độ dày màng sơn đúng yêu cầu.
– Tránh để con lăn đã dính sơn lên bề mặt cần lăn sơn quá lâu.
– Pha loãng theo đúng chỉ định của nhà sản xuất.
10. Hiện tượng nấm mốc
Hiện tượng:
Nấm mốc thường gặp ở 2 dạng : nấm mốc và rêu tảo.
⇒Nấm mốc: thường có dấu hiệu là các vết ố màu đen, màu xám hoặc nâu đỏ, trông giống như vết bụi nhưng rất khó lau sạch khi bám lên màng sơn.
⇒Rêu tảo: thường có màu xanh, đôi khi có màu hồng. Chỉ thấy ở nhưng khi vực ẩm ướt và có ánh sáng mặt trời.
Nguyên nhân
– Hay xảy ra ở những nơi có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của rêu mốc như nhà tắm, nhà bếp, phòng giặt…
– Do sử dụng sơn có chất lượng thấp hoặc sơn nội thất thông thường.
– Với bề mặt gỗ thì lớp sơn lót chưa đạt chất lượng
– Sơn trên bề mặt có rêu mốc mà không xử lý trước khi sơn.
– Sử dụng sơn trong nhà (nội thất) thi công cho ngoài trời.
– Màng sơn thường có độ ẩm cao, trong thời gian dài, có nhiều vi sinh vật.
– Sơn quá loãng, màng sơn quá mỏng.
– Dùng sơn không có chất diệt nấm mốc cho màng sơn hoặc có sử dụng nhưng hiệu quả kém.
Biện pháp khắc phục, phòng ngừa
Trước hết kiểm tra: dùng 1 giọt thuốc tây nhỏ vào các đốm màu, nếu thấy đốm màu mờ đi thì đó là rêu mốc. Chà rửa toàn bộ bề mặt bằng dung dịch tẩy rửa. Khi dùng dung dịch tẩy rửa thì nên đeo kính bảo hộ để tránh bị sơn dính vào mắt và đi găng tay cao su. Nên dùng sơn nước có chất lượng cao có chứa chất chống rêu mốc, lắp quạt gió cho nơi có độ ẩm cao. Đây là sự cố sơn tường nhà thường gặp khiến căn nhà của bạn mất tính thẩm mỹ, nhưng dễ dàng cải thiện sau thi công.
11. Hiện tượng bay sơn
Hiện tượng:
– Là hiện tượng màng sơn nhạt đi cả mảng khi bị phơi ngoài trời hoặc tường từng mảng đậm nhạt khác nhau.
– Bay màu cũng có thể là kết quả của hiện tượng phấn hóa.
– Bay màu thường gặp ở vách tường bị nắng chiếu trực tiếp (hướng tây).
Nguyên nhân
– Sử dụng sơn trong nhà (nội thất) thi công cho ngoài trời.
– Sử dụng sơn chất lượng thấp dẫn tới hiện tượng phấn hóa của màng sơn.
– Không sử dụng sơn lót chống kiềm hoặc sử dụng sơn lót chống kiếm chất lượng thấp.
– Dùng những tông màu dễ bị ảnh hưởng của tia tử ngoại (tia UV) như : màu đỏ tươi, màu xanh dương, màu vàng tươi.
Biện pháp khắc phục, phòng ngừa
– Nếu bay màu xảy ra do hiện tượng phấn hóa thì thì áp dụng theo trường hợp của hiện tượng bị phấn hóa dưới đây.
– Nếu hệ thống sơn chưa sử dụng sơn lót thì phải sử dụng sơn lót chống kiềm có chất lượng.
– Sau đó, sơn hoàn thiện bằng sơn phủ ngoại thất có chất lượng cao và màu sắc phù hợp cho ngoài trời.
– Nếu nguyên nhân là do màu bị tác động của tia tử ngọai thì không cần dùng sơn lót, chỉ sơn lại bằng hai lớp sơn phủ ngọai thất có chất lượng cao, màu sắc thích hợp cho ngọai thất.
12. Hiện tượng phấn hóa
Hiện tượng
– Là hiện tượng màng sơn có 1 lớp phấn mỏng trên bề mặt, khi dùng tay chà lên bề mặt tường có thể phát hiện ra được.
– Hiện tượng phấn hóa cũng có thể gây ra hiện tượng phai màu.
Nguyên nhân
– Bề mặt bột trét có nhiều bụi do làm sạch không đạt yêu cầu
– Dùng sơn chất lượng kém có hàm lượng bột màu và bột độn quá cao.
– Dùng sơn trong nhà (nội thất) sử dụng cho ngoài trời.
– Màng sơn phá hủy trong thời gian dài dưới điều kiện thời tiết.
Biện pháp khắc phục, phòng ngừa
– Trước hết, dùng bàn chà cứng loại bỏ phấn càng nhiều càng tốt, sau đó vệ sinh lại toàn bộ bề mặt. Dùng tay kiểm tra xem còn chỗ nào bị phấn không.
– Nếu bề mặt vẫn còn phấn thì sơn 1 lớp sơn lót gốc dầu ( hoặc 1 lớp sơn lót thích hợp cho bề mặt hồ vữa). Sau đó sơn hai lớp sơn phủ có chất lượng.
– Nếu bề mặt không còn phấn hoặc còn rất ít phấn thì có thể không cần sơn 1 lớp sơn lót.
13. Hiện tượng kiềm hóa
Hiện tượng
– Là hiện tượng sơn bị biến màu và hư hỏng một phần hay toàn bộ bề mặt. Có thể quan sát thấy các vệt màu trắng hoặc vàng loang lổ thành từng mảng trên tường.
– Trong trường hợp nghiêm trọng, màng sơn có thể bị bong tróc ra khỏi bề mặt tường.
Nguyên nhân
– Sơn được thi công trên bề mặt hồ vữa mới, chưa khô hoàn toàn.
– Tường có độ ẩm cao do các vết nứt hay bị ngấm.
– Không sử dụng lớp sơn lót chống kiềm chuyên dụng hay sử dụng sơn lót chống kiềm chất lượng kém.
Biện pháp khắc phục, phòng ngừa
– Nếu tường để khô sau 30 ngày, chất kiềm có cơ hội phản ứng với CO2 trong không khí làm giảm đáng kể độ kiềm trên bề mặt tường.
⇒ Biện pháp xử lý hiện tượng kiềm hóa: Để bề mặt hồ vữa khô ít nhất 30 ngày trước khi sơn, để đảm bảo hồ vữa được đóng rắn hoàn toàn.
+ Đối với bề mặt hồ vữa chưa khô
– Cạo bỏ phần sơn bị kiềm hóa.
– Để bề mặt hồ vữa khô đạt yêu cầu thi công.
– Sử dụng 1 lớp sơn lót chống kiềm chất lượng cao. Sau đó sơn hoàn thiện bằng hai lớp sơn ngoại thất chứa nhựa
100% acrylic.
+ Đối với tường nứt hay ngấm ẩm
– Xử lý triệt để các vết nứt hay các nguồn ẩm.
– Để bề mặt tường khô đạt yêu cầu thi công.
– Sử dụng 1 lớp sơn lót chống kiềm chất lượng cao. Sau đó sơn hoàn thiện bằng hai lớp sơn ngoại thất chứa nhựa
100% acrylic.
14. Màng sơn bị bong tróc
Hiện tượng: Màng sơn bị tróc do độ bám dính giảm. Màng sơn có thể bị tróc lớp sơn phủ hoặc tróc toàn bộ các lớp sơn .
Nguyên nhân
– Đối với bề mặt gỗ bị bong tróc là do bị ẩm: mưa, không khí, hay các dạng khác của ẩm.
– Tường bị thấm làm cho màng sơn bị tróc.
– Xử lý bề mặt kém.
– Sử dụng sơn chất lượng kém.
– Sơn trong điều kiện mà sự tạo màng bị cản trở (mưa. lạnh…)
– Sơn dầu trên bề mặt bị ướt.
Biện pháp khắc phục, phòng ngừa
Nếu bị ảnh hưởng do bên ngoài tác động thì phải khắc phục như trám nơi bị hở, sửa lại mái, sửa và làm sạch máng xối, chặt các cành cây dựa sát tường.
Nếu bị ảnh hưởng do ẩm từ bên trong thì thông gió cho khu vực hay bị ẩm. Cạo bỏ lớp sơn bị bong tróc chà nhám bề mặc. Dùng sơn loại sơn có chất lượng cao
15. Màng sơn bị phồng rộp
Hiện tượng: Màng sơn bị phồng rộp như da cam.
Nguyên nhân
– Do thi công trong điều kiện quá nắng hay bề mặt vật chất bị ẩm, đặc biệt đối với màu sậm.
– Dùng sơn gốc dầu hay sơn alkyd sơn trên bề mặt bị ẩm ướt.
– Do độ ẩm quá cao hoặc bị thấm từ bên trong.
– Màng sơn mới vừa khô bị phá do mưa, rêu mốc bám.
– Xử lý bề mặt không tốt.
– Sử dụng sơn có chất lượng thấp.
Biện pháp khắc phục, phòng ngừa
– Nếu màng sơn bị phồng rộp từ bề mặt được phủ thì cần phải xử lý triệt để sự thấm nước. Sau đó cạo bỏ lớp sơn và tiến hành sơn, có sơn lớp lót. Không sơn trong điều kiện quá nắng hay quá ẩm.
– Xả bỏ phần sơn bị bong tróc, phồng rộp. Nếu bột trét có độ bám dính kém, xả bỏ toàn bộ lớp bột trét.
– Làm sạch bề mặt thật sạch, đảm bảo bề mặt cần sơn không còn bụi bẩn hay các tạp chất khác làm giảm độ bám dính của màng sơn.
– Kiểm tra độ ẩm của bề mặt tường, đảm bảo độ ẩm đáp ứng yêu cầu thi công.
– Nếu sự cố không quá nghiêm trọng (sự cố chỉ xảy ra ở 1 vài mảng nhỏ), sau khi làm sạch bề mặt đạt yêu cầu thi công, có thể sử dụng sơn lót gốc dầu để dậm vá, sau đó sơn lại bằng hai lớp sơn phủ.
16. Màng sơn bị “vết bóng”
Hiện tượng: Màng sơn bị tăng bóng khi có sự cọ sát.
Nguyên nhân
– Dùng sơn Flat (mờ) ở những nơi thường xuyênnbị cọ xát cao.
– Thường xuyên cọ rửa bề mặt lớp sơn.
Biện pháp khắc phục, phòng ngừa
– Nên dùng sơn nước có chất lượng cao (Thường là semi-gloss hoặc gloss) tại nơi thường xuyên bị cọ xát hay cần phải chùi rửa nhiều .
– Chùi rửa màng sơn thì dùng vải mềm, tránh chà xát mạnh.
17. Màng sơn bị xà phòng hóa
Hiện tượng: Sự cô đọng chất hoạt động bề mặt sơn nước ở nơi có độ ẩm cao. Nó có dạng vết màu nâu nhạt và đôi khi trông như vết xà phòng hay dính nhầy.
Nguyên nhân: Tất cả các loại sơn nước đều có hiện tượng như thế này nếu sơn trên bề mặt nơi có độ ẩm cao, đâc biệt là ở dưới trần
Biện pháp khắc phục, phòng ngừa: Dùng xà phòng rửa sạch nơi bị sự cố , tẩy sạch toàn bộ các vết bẩn và dùng sơn có chất lượng cao sơn lại. Đợi cho bề mặt sơn thật khô mới sử dụng
18. Màng sơn bị nhiễm bẩn
Hiện tượng: Sự hư hỏng màng sơn do bị thấm các chất bẩn.
Nguyên nhân
– Sử dụng sơn có chất lượng thấp.
– Sơn trên bề mặt không có lớp sơn lót.
Biện pháp khắc phục, phòng ngừa
Sử dụng các loại sơn có chất lượng cao: hàm lượng chất tạo màng cao thì chất bẩn không thấm được vào màng sơn, tạo điều kiện cho chùi rửa dễ dàng. Nên dùng sơn lót để tạo được màng sơn có độ dày tối đa nhằm tránh bị nhiễm bẩn.
19. Màng sơn bị hiện tượng “da cá sấu”
Hiện tượng: Bề mặt màng sơn giống y như da của loài các sấu
Nguyên nhân:
– Dùng loại sơn quá cứng hay quá giòn sơn trên bề mặt màng sơn dẻo, có độ đàn hồi tốt.
– Không tuân thủ thời gian sơn cách lớp.
– Màng sơn bị lão hóa do thay đổi nhiệt.
Biện pháp khắc phục, phòng ngừa: Dùng bàn chải sắt chà sạch bề mặt. Dùng sơn lót gốc dầu sơn sơn lớp lót và dùng sơn phủ có chất lượng cao.
Kết
Những sự cố sơn tường nhà rất dễ xảy ra, nhưng nếu bạn thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, loại sơn tốt và kỹ lưỡng giữ gìn, ngôi nhà của bạn sẽ mang vẻ đẹp dài lâu. Nếu bạn đang cần tường đơn vị thi công sơn tường nhà thì có thể tìm đến dịch vụ sửa chữa nhà uy tín tại đây nhé!
(Tổng hợp: Nhadepso)
Xem thêm: